Sáng 13/12, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng chủ trì cuộc họp bàn về giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.HCM tại Sở GTVT.
Tại buổi họp, ông Mai Tuấn Anh, Tổng công ty đầu và tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã thống nhất với đề xuất của Sở GTVT TP.HCM về việc cho phép xe máy được chạy vào đoạn đường dài 4 km, nối từ đường Vành đai 2 đến nút giao An Phú (quận 2), để giải tỏa tình trạng ùn ứ xe cộ tại khu vực này.
Ông Mai Tuấn Anh, Tổng công ty đầu và tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thống nhất việc cho xe máy chạy vào đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: Phước Tuần. |
Ông Mai Tuấn Anh, Tổng công ty đầu và tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) thống nhất việc cho xe máy chạy vào đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: Phước Tuần.
Trao đổi với ông Tuấn, Bí thư Đinh La Thăng cho biết thực tế đoạn đường cao tốc đi qua quận 2 vẫn có thể coi là đường nội đô, nếu có giải pháp tốt thì vừa giảm ùn tắc, vừa không ảnh hưởng đến giao thông chung trên cao tốc.
Ông Mai Tuấn Anh cho rằng 4 km đoạn nối từ vành đai 2 đến nút giao An Phú, trong thiết kế vẫn là cao tốc nội đô. Tuy nhiên, trước nhu cầu của TP.HCM, vẫn có thể cho xe máy vào được, làm dải phân cách mềm để xe máy chạy mà không ảnh hưởng đến giao thông chung.
Theo quy hoạch, hai bên cao tốc sẽ có tuyến song hành, hiện nay nhà đầu tư đang bắt đầu triển khai xây dựng. Ông Mai Tuấn Anh đề xuất TP cần xây dựng tại nút giao An Phú một hầm chui để giảm tình trạng ùn tắc.
Bí thư Đinh La Thăng trao đổi các sở ban ngành tại cuộc họp sáng 13/12. Ảnh: Phước Tuần. |
Tại cuộc họp, ông Tuấn Anh cũng thông tin việc xây dựng đường rẽ từ cao tốc Long Thành - Bến Lức xuống huyện Cần Giờ gặp nhiều khó khăn vì ảnh hưởng đến khu sinh quyển Cần Giờ.
"Hiện nay, dự án này chưa có đánh giá tác động môi trường. Do vậy, các nhà tài trợ, các tổ chức phi Chính phủ không đồng ý việc xây nút giao Cần Giờ này. TP.HCM đã từng có báo cáo Thủ tướng và Thủ tuớng cho biết sẽ xem xét", ông Mai Tuấn Anh cho biết.