Báo cáo xếp hạng 156 nước dựa trên sáu yếu tố GDP bình quân đầu người, phúc lợi xã hội, số năm sống khỏe mạnh, sự tự do, sự hào phóng và tình trạng tham nhũng.
Việt Nam xếp thứ 94 trong danh sách khi được đánh giá là nước có sự tự do cao (hạng 23) nhưng không được đánh giá tốt về vấn đề tham nhũng (86), sự rộng lượng (97) và thu nhập (105). Việt Nam đã tăng một hạng so với bảng xếp hạng năm ngoái.
Việt Nam đứng thứ 94/156, tăng một hạng so với năm ngoái.
Trong khu vực đông nam Á, Việt Nam xếp sau các nước như Singapore (34), Thái Lan (52), Philippines (69), Malaysia (80), Indonesia (92) và trước Lào (105), Campuchia (109), Myanmar (131).
Quốc gia đứng đầu là Phần Lan. Đây là lần thứ hai liên tiếp quốc gia Bắc Âu giành được thứ hạng cao nhất tại bảng xếp hạng. Việc thăng hạng nhanh chóng của Phần Lan dựa trên nhiều yếu tố, chủ yếu nhờ tỷ lệ tham nhũng thấp nhất thế giới, phúc lợi xã hội tốt, hệ thống cảnh sát và ngân hàng đáng tin cậy bậc nhất.
Bên cạnh Phần Lan, 4 quốc gia thuộc vùng Bắc Âu bao gồm Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển và Iceland đều lọt trong top 10.
Một góc của đất nước Phần Lan.
Theo báo Anh Dailymail và kênh CNN, Phần Lan hiện có khoảng 300.000 người nước ngoài và công dân với gốc nước ngoài trong tổng số 5,5 triệu người sinh sống tại quốc gia. Phần lớn cộng đồng người nhập cư đến từ các quốc gia châu Âu. Bên cạnh đó, vẫn có một số thành phần người Afghanistan, Trung Quốc, Iraq...
Meik Wiking, Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Hạnh phúc trụ sở tại Copenhagen, cho biết 5 quốc gia Bắc Âu đạt thứ hạng cao trong bảng xếp hạng xuất phát từ lý do họ "tạo điều kiện sống thực sự tốt cho người dân".
Tất cả các quốc gia trong top 10 đều nhận được thang điểm cao khi đánh giá các yếu tố then chốt hỗ trợ cho cuộc sống con người, bao gồm thu nhập, tuổi thọ trung bình, trợ cấp xã hội, niềm tin và sự bao dung.
Bảng xếp hạng năm nay chứng kiến vị trí thấp kỷ lục của Mỹ, khi nước này chỉ ở thứ hạng 19. Nga cũng bị giảm hạng (từ vị trí 59 năm ngoái xuống còn 68 năm nay). Pháp đứng ở vị trí 24 và Trung Quốc vị trí 93.
Trong khi đó, trên tổng số 156 quốc gia, đất nước Nam Sudan đã bị xếp hạng ở vị trí chót bỏng, điểm trung bình chỉ đạt 2,853 trên thang điểm 10, và giá là quốc gia ít hạnh phúc nhất trên thế giới. Liên Hợp Quốc cho biết 60% người dân ở đây phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực sau cuộc nội chiến đẫm máu cướp đi sinh mạng khoảng 400.000 người. 10 quốc gia xếp hạng cuối còn bao gồm Cộng hòa Trung Phi, Afghanistan, Tanzania, Rwanda, Yemen, Malawi, Syria, Botswana, Haiti và Zimbabwe.
Đời sống ở Nam Sudan, nơi hàng trăm ngàn người thiệt mạng vì nội chiến những năm qua.
10 nước hạnh phúc nhất thế giới
1. Phần Lan
2. Đan Mạch
3. Na Uy
4. Iceland
5. Hà Lan
6. Thụy Sĩ
7. Thụy Điển
8. New Zealand
9. Canada
10. Áo
10 ước ít hạnh phúc nhất thế giới
1. Nam Sudan
2. Cộng hòa Trung Phi
3. Afghanistan
4. Tanzania
5. Rwanda
6. Yemen
7. Malawi
8. Syria
9. Botswana
10. Haiti.