Thứ 6, 19/04/2024, 07:55 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Văn khấn giao thừa ngoài trời, trong nhà Nhâm Dần 2022 chuẩn nhất

Văn khấn giao thừa ngoài trời, trong nhà Nhâm Dần 2022 chuẩn nhất
(Tieudung.vn) - Lễ giao thừa còn được gọi là lễ Trừ Tịch, một nghi lễ rất quan trọng đối với mỗi gia đình người Việt được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ và chào đón năm mới.

Giao thừa là gì? Ý nghĩa của giao thừa

Trong "Hán Việt từ điển giản yếu" của tác giả Ðào Duy Anh, "giao thừa" có nghĩa là "Cũ giao lại, mới tiếp lấy - Năm cũ qua, năm mới đến.

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thời khắc trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới.

Đêm giao thừa còn có tên gọi khác là đêm Trừ Tịch, đêm linh thiêng nhất trong năm. Vào thời khắc này, các gia đình Việt Nam sẽ làm lễ thắp hương cúng gia tiên để tiễn năm cũ đón năm mới, đồng thời cầu sức khỏe, may mắn tài lộc, an khang thịnh vượng sẽ đến với tất cả thành viên trong gia đình.

Giao thừa 2022 diễn ra vào ngày nào?

Giao thừa diễn ra từ 11 giờ đêm ngày cuối cùng của năm theo Âm lịch đến 1 giờ sáng mùng 1 Tết Âm lịch.

Giao thừa 2022 diễn ra vào ngày 29 tháng Chạp, tức Thứ Hai, ngày 31 tháng 1 năm 2022, còn ngày mùng 1 Âm lịch vào thứ ba ngày 1/2/2022 dương lịch.

Văn khấn giao thừa ngoài trời, trong nhà Nhâm Dần 2022 chuẩn nhất

Ảnh minh họa.

Lễ cúng giao thừa cần chuẩn bị những gì?

Theo truyền thống của người Việt, các gia đình sẽ làm lễ cúng đêm giao thừa (một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà) vào đúng giờ chính Tý tức 00 giờ ngày 1 tháng 1 trong năm.

- Lễ vật cúng giao thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, gà trống luộc có gắn một bông hoa hồng đỏ ở mỏ, xôi, bánh chưng... nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay.

- Lễ vật cúng giao thừa trong nhà gồm: mâm ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt tết, rượu, bánh chưng, giò/chả hoặc thịt gà, xôi gấc.

Văn khấn giao thừa

- Văn khấn giao thừa ngoài trời

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Kính lạy:

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị tôn thần

Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.

Con kính lạy ngài đương niên thiên quan Nguy Vương Hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan.

Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Hổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm Tân Sửu với năm Nhâm Dần

Chúng con là: ..., sinh năm: ..., hành canh: ... tuổi, cư ngụ tại số nhà:..., ấp/khu phố:..., xã/phường ..., quận/huyện/ thành phố ..., tỉnh/thành phố ...

Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng-đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật-Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cái Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.

Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)

- Văn khấn giao thừa trong nhà

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh

Nay phút giao thừa năm cũ Tân Sửu với năm Nhâm Dần.

Chúng con là :...sinh năm: ..., hành canh: ...tuổi, ngụ tại số nhà ..., ấp/khu phố ..., xã/phường..., quận/huyện/thành phố ..., tỉnh/thành phố ...

Phút giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự , bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy).

Sau giao thừa nên làm gì để đón năm mới may mắn, tài lộc?

Người phương Đông có quan niệm rằng, việc lựa chọn đúng hướng, ngày giờ xuất hành sẽ khiến cho gia chủ có công việc làm ăn thuận lợi, gặp nhiều may mắn trong công việc và sức khỏe được như mong muốn.  Do đó, sau lễ cúng giao thừa ngoài trời và trong nhà, thông thường gia chủ sẽ xuất hành ra khỏi nhà theo hướng và thời gian đã chọn để cầu may cho bản thân cũng như cả gia đình.

Lễ chùa, lễ đền miếu là nơi mà nhiều gia đình chọn là điểm đến trong chuyến xuất hành sau giao thừa. Người dân thường đi lễ chùa cầu xin Thần Phật phù hộ cho gia đình một năm mới an lành, hạnh phúc.

Mua muối đêm giao thừa cũng là quan niệm được nhiều thế hệ truyền lại. Các cụ có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Muối không chỉ có ý nghĩa xua đuổi tà ma, điềm rủi mà chúng còn mang ý nghĩa thể hiện sự gắn kết tình cảm quan hệ gia đình mặn mà, con cái khỏe mạnh, thuận hòa.

Do vậy, sau đêm giao thừa người ta thường mua những bịch muối nhỏ được gói trong bao giấy màu vàng, màu đỏ ở các khu phố, khu chợ.

Bên cạnh đó, trong đêm giao thừa, xông đất cũng là một trong những tục lệ truyền thống lâu đời không thể thiếu. Người xông đất là người đến chúc tết đầu tiên của gia đình có thể là ngẫu nhiên đến hoặc được gia chủ lựa chọn trước sẽ hợp tuổi hợp mệnh. 

Hầu hết gia đình Việt rất coi trọng tục này vì họ tin rằng người đầu tiên nếu như hợp tuổi có thể đem lại may mắn, tài lộc cho cả năm.

Tags:
3.5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Phú Xuyên: thông tin từ chủ đầu tư dự án (Bài 2)
(Tieudung.vn) Làm việc với PV Báo Kinh tế Đô thị, ông Nguyễn Hữu Chi, Phó Trưởng ban QLDA...
 
Nguyên trưởng Công an thành phố Phú Quốc Lê Văn Mót bị bắt
(Tieudung.vn) Ngày 13/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, cơ quan này...
 
Cảnh giác với chiêu trò chiếm đoạt tiền qua khóa tu mùa hè “ảo”
(Tieudung.vn) Công an TP Hà Nội cho biết, trên địa bàn đã xuất hiện việc lừa đảo, chiếm đoạt...

Muôn màu

Hội Đồng hương Thanh Hóa tại TP Hồ Chí Minh chuẩn bị kỷ niệm 35 năm thành lập
(Tieudung.vn) Hội Đồng hương Thanh Hóa tại TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp Ban chấp hành...
 
Epson Việt Nam phối hợp triển khai chương trình “Sắc màu yêu thương”
(Tieudung.vn) Công ty TNHH Epson Việt Nam vừa phối hợp cùng dự án “Phòng tin học cho em”, Tỉnh...
 
Lời chúc ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hay, ý nghĩa nhất năm 2024
(Tieudung.vn) Ngày 20/3 hàng năm được thế giới công nhận là ngày Quốc tế Hạnh phúc.Vào ngày này, ngoài...

Du lịch - Ẩm thực

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại triển lãm quốc tế Food & Hotel Vietnam 2024 tại SECC
(Tieudung.vn) Từ ngày 19 đến ngày 21/3/2024 – Informa Markets Việt Nam tổ chức Triển lãm Quốc tế lần...
 
Thương hiệu trà Việt đầu tiên và duy nhất tại World Tea Expo 2024
(Tieudung.vn) Sự kiện triển lãm quốc tế World Tea Expo 2024 sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 20/3/2024...
 
Hơn 200 gian hàng tham gia Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2024
(Tieudung.vn) Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 17...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.84964 sec| 902.75 kb