Theo quy định tại Thông tư số 52/2017/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 29/12/2017 về quá trình kê đơn thuốc ngoại trú cho trẻ dưới 72 tháng tuổi được yêu cầu bao gồm các thông tin về họ tên, tuổi của trẻ; họ tên, tuổi cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ; số CMND/thẻ căn cước của cha mẹ, người giám hộ và địa chỉ gia đình, sau đó mới đến các thông tin như số thẻ bảo hiểm y tế, chẩn đoán, các thuốc được kê và lời dặn dò với gia đình.
Như vậy, kể từ 1/3/2018, bố mẹ sẽ phải trình chứng minh thư nhân dân khi mua thuốc cho con mình.
Từ 1/3/2018, bố mẹ sẽ phải trình Chứng minh thư nhân dân khi mua thuốc cho con mình.
Ngoài ra, theo Thông tư quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, kể từ 1/3/2018 bác sĩ chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh.
Tuy nhiên, giới bác sĩ nhi khoa đã rất băn khoăn về việc này bởi quy định ghi số chứng minh nhân dân hay thẻ căn cưới của CMND/thẻ căn cước của bố hoặc mẹ, người giám hộ của trẻ không mang đến lợi ích gì mà lại gây khó cho gia đình, nhất là trường hợp gia đình vội đi chữa bệnh cho con không mang theo hoặc người đưa trẻ đi khám bệnh không phải là cha mẹ, người giám hộ của trẻ.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết, đây là quy định gây phiền nhiễu cho phụ huynh và trẻ em.
Bác sĩ Khanh chia sẻ nếu đã có quy định mà bác sĩ không ghi thì không thực hiện đúng đơn thuốc mẫu, nhưng nếu cha mẹ trẻ không mang hoặc không nhớ số CMND/thẻ căn cước không lẽ người bán thuốc lại yêu cầu họ về nhà lấy nhất là trong tình trạng khẩn cấp.