Thịt luộc quá kỹ
Để thịt trong nhiệt độ 200 – 300 độ C suốt một thời gian dài sẽ khiến axit amin, creatinin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt xảy ra phản ứng hóa học, hình thành các axit amino aromatic.
Vì thế các bà nội trợ nên nấu thịt vừa chín, khi thấy có lớp bọt đầu tiên do thịt tiết ra thì nên vớt bỏ đi. Cách làm này sẽ giúp giảm thiểu ảnh hưởng có hại do các axit amino aromatic gây ra.
Sử dụng thớt gỗ mòn để thái thịt sống
Thớt gỗ cũ đã bị mòn có rất nhiều rãnh, mùn bẩn, đây chính là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn. Khi bạn thái thịt trên đó sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Song thớt gỗ là loại tốt nhất để thái thịt sống, vì thế, điều quan trọng là bạn cần làm sạch và khử trùng đúng cách trước khi sử dụng.
Chọc đũa, lật thịt nhiều lần trong quá trình đun
Nhiều bà nội trợ thường dùng đũa chọc vào thịt trong quá trình luộc để kiểm tra chúng đã chín chưa. Song bạn đừng nôn nóng mà chọc đũa hay lật thịt nhiều lần trong khi luộc, rán bởi tất cả chất ngọt và hương vị trong miếng thịt sẽ bị tan ra, khiến món ăn không còn ngon nữa.
Thực phẩm không kết hợp cùng thịt lợn
Đậu nành
Lựa chọn lý tưởng của nhiều gia đình trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, chúng ta không nên kết hợp chúng với nhau.
Bởi hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Thịt bò
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thịt lợn và thịt bò kị nhau, làm giảm các chất dinh dưỡng có trong nhau vì bản chất thịt lợn có tính hàn còn thịt bò là tính ôn.. Vậy nên các bà nội trợ nên hạn chế dùng 2 loại thịt này trong 1 món ăn để đảm bảo chất dinh dưỡng có trong chúng.
Rau thơm
Rau thơm thường được chúng ta hay dùng ăn kèm với thịt lợn nhưng theo các chuyên gia, không nên kết hợp chúng với nhau. Rau thơm tính ôn, hao khí trong khi thịt lợn ích khí, chính sự tương khắc này không có lợi cho sức khỏe.
Ốc
Nếu ăn thịt lợn với ốc dễ gây lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Vì thế nên tránh ăn hai thực phẩm này với nhau.