Ngày tết thứ nhất
Các Văn nghệ sĩ chụp ảnh lưu niệm với Tổng Bí thư Tô Lâm (Ông Chu Chí Thành, đứng thứ hai, hàng đầu bên phải)
Ông Chu Chí Thành là thành viên trong đoàn đai biểu Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, vinh hạnh được tham dự cuộc gặp mặt của Tổng Bí thư Tô Lâm với các văn nghệ sĩ toàn quốc vào chiều ngày 30/12/2024. Tại đây, ông cũng như các văn nghệ sĩ rất vui được nghe đồng chí Tổng Bí thư nói về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, và những thành tựu nổi bật của đất nước, cũng như việc chuẩn bi cho Đại hội Đảng lần thứ XIV. Về văn học nghệ thuật, đồng chí Tô Lâm cho biết: "Đảng và Nhà nước đã và sẽ ban hành những Nghị quyết, và chính sách mới về Văn học Nghệ thuật, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích đội ngũ các văn nghệ sĩ sáng tạo, đóng góp nhiều hơn nữa, đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".
Ngày tết thứ hai
Tại cuộc gặp mặt mừng xuan do Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Chu Chí Thành ngồi hàng đầu, bên trái. (Ảnh: TTXVN)
Chiều ngày 7/1/2025, ông được mời tham dự buổi gặp mặt của Thành ủy Hà Nội với các nhà khoa học, hiệu trưởng các trường Đại học và các văn nghệ sĩ trên địa bàn Thủ đô. Ông được nghe bài phát biêu của Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tổng kết tình hình kinh tế văn hóa xã hôi của Hà Nội năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Ông và các đại biểu vui mừng đươc biết Hà Nội đã không còn hộ nghèo, là thành phố đạt nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội khá toàn diện, dứng vào top dẫn đầu tổng vốn đầu tư phát triển gần 549 nghìn tỷ đồng, và thu hút đầu tư nước ngoài trên 2 tỷ USD …
Ngày tết thứ ba
Sáng ngày 11/01/2025, Trong không khí hân hoan chào đón Xuân mới, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã đến thăm và chúc Tết gia đình Nhà báo - Nghệ sĩ nhiếp ảnh Chu Chí Thành.
Nghệ si Nhiếp ảnh Chu Chí Thành tặng sách cho đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa. (Ảnh: Phạm Chu Quang Vinh)
Bắt tay nhà nhiếp ảnh cao tuổi Chu Chí Thành, ông Nguyễn Trọng Nghĩa nói:
“Lần đầu gặp bác, nhưng đã biêt bác từ lâu qua các tác phẩm ảnh nổi tiếng đầy ấn tượng trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Chúc bác sức khỏe để sẽ tiếp tục cống hiến cho Nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam và truyền cảm hứng yêu nghề cho thế hệ trẻ.”
Đồng Chí Nguyện Trọng Nghĩa và Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đến thăm và chúc tết Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Chú Chí Thành và gia đình.Từ phải sang: Ông Đỗ Hồng Quân, ông Chú Chỉ Thành, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, bà Nguyễn Thị Tuyết Lựu và ông Hồ Sỹ Minh (Phó Chủ tịch Hội NSNAVN). Ảnh: Hồ Sỹ Quang (Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống).
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa tặng quà và hoa, trong đó có cuốn lich của Ban Tuyên giáo với những tấm ảnh đẹp của cuộc thi ảnh Môt giải biên cương. Ông rất vui được bà Nguyễn Thị Tuyết Lựu, người bạn đời của nhà báo Chu Chí Thành đón tiếp niềm nở, ông hỏi chuyện và được biết bà là người Hà Nội, trong thời chiến công tác tại Hạt thông tin tín hiệu Tổng cục đường sắt, nơi làm việc ngay sát ga chính, cũng là mục tiêu bắn phá của máy bay Mỹ. Trong 12 ngày đêm chiến thắng B52, bà cùng đơn vị bám trụ tại khu ga, bảo đảm thông tin thông suốt, nguy hiểm không kém gì sự xông xáo cuả người yêu - nhà nhiếp ảnh Chu Chí Thành ở trận địa cao xạ, tên lửa. Thời bao cấp, bà là trụ cột nội trợ, vượt khó khăn thiếu thốn, tận tâm vun đắp hạnh phúc gia đình, là điểm tựa vững chắc cho sự thành công của chồng.
Khi nói tới ảnh thời chiến tranh, những tác phẩm Từ ngục tối thắng lợi trở về, Hai người lính được giải thưởng cao quí, ông Thành lại nhắc ngay tới các nhà nhiếp ảnh tiền bối, các bậc đàn anh tài ba, dũng cảm đã hy sinh cho đất nước như Bùi Đinh Thúy (hy sinh năm 1967), Trần Bỉnh Khuol (hy sinh năm1968), hay các nhà nhiếp ảnh thời kháng chiến chống Pháp như Nguyễn Đăng Bảy, Triệu Đai v.v… có người chưa được vinh danh, có người đã được vinh danh nhưng chưa xứng tầm, vì còn sót những tác phẩm lớn, ông rất băn khoăn. Ông đang cùng gia đình các nhà nhiếp ảnh này lục tìm các tác phẩm ảnh của họ để lần tới đăng ký giải thưởng.
Gặp Trưởng Ban Nguyễn Trọng Nghĩa, vốn cũng là sinh viên Ngữ văn, lại là một người lính, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân (con trai Nhạc sĩ Đỗ Nhuận) là những người có sự đồng cảm sâu sắc với Nhiếp ảnh, nên ông Thành rất tâm đắc, đã tặng hai vị khách quí những cuốn sách ảnh chiến tranh do ông biên soạn, như: Sống mãi Những tấm ảnh để lại (xuất bản năm 1997), nói về ảnh và cuộc đời của hơn 40 liệt sĩ nhiếp ảnh Thông tấn xã Việt Nam; Việt Nam trong ánh chớp lửa đạn, tuyển tập những bức ảnh xuất sắc trong chiến tranh của Liệt sĩ Lương Nghĩa Dũng; Ký ức những con đường trong chiến tranh của Nhà báo, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Văn Sắc (TTXVN); và cuốn sách ảnh cá nhân Ký ức chiến tranh của ông.
Bốn cuốn sách ảnh in giấy chouce, bìa cứng dày dặn, thế là món quà đầu xuân nặng rồi, nhưng ông hào hứng tặng thêm cuốn sách ảnh Tình thầy trò của riêng lớp ông. Sách ghi lại những hình ảnh thân yêu gắn bó suốt đời của thầy trò Khoa Ngữ văn, khóa VIII, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, từ những ngày sơ tán lên Đại Từ, Thái Nguyên đến những ngày ra trường công tác và nghỉ hưu. Ông nói: "Anh Nghĩa có thể tìm thấy trong sách những người Thầy đáng kính nể như các Giáo sư Hoàng Xuân Nhị, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Tài Cẩn, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ; hay những đồng môn của chúng tôi Nguyễn Thái Ninh, Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương trước anh mấy nhiệm kỳ, hoăc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “Người đốt lò vĩ đại”, gần gũi anh, nhất cử, nhất động noi gương Bác Hồ v.v… Dân văn chương thường nặng nghĩa tình là vậy…".
Dù đã ngoài 80, ông Chu Chí Thành vẫn hăng say làm việc và lao động sáng tạo đáng khâm phục. Ông là chủ biên cuốn sách Lịch sử Nhiếp ảnh Việt Nam, gần 500 trang. Cuốn sách đang được chỉnh sửa lần cuối để ra mắt vào dịp Đại hội X Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam vào tháng 5 tới.
Và món quà tết nho nhỏ đáng yêu
Một cảnh trong phim “Khát vọng hòa bình và hòa hợp dân tộc” của nhóm sinh viên Phạm Đoàn Quỳnh Giao (Đạo diễn), Nguyễn Danh Đạt (Quay phim) và Nguyễn Linh Chi (Biên tập) - (Ảnh: Nguyễn Danh Đạt)
Đầu Xuân này, ông Thành còn có một kỷ niệm đáng yêu, một phim phóng sự của sinh viên khoa Điện ảnh về cá nhân ông. Đây là bài thực hành của các em, được nhà trường đánh giá cao, văn phong hồn nhiên, hình ảnh sinh động trong sáng. Các em sinh viên đã đem ảnh và cuốn phim đầu tay đến nhà tặng ông. Với ông, các em là thế hệ thứ ba theo con đường báo chí và nghệ thuật. Ông từng là giảng viên kiêm chức của Phân viện Báo chí Tuyên truyền Hà Nội, là giáo viên thỉnh giảng Khoa Nhiếp ảnh, Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, và Khoa Báo chí Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, nên ông rất yêu quí sinh viên và tin tưởng các đồng nghiệp trẻ sẽ tiến xa hơn nữa.