Thứ 6, 22/11/2024, 08:59 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

“Phố cầm đồ” tấp nập theo độ “nóng” của Euro

“Phố cầm đồ” tấp nập theo độ “nóng” của Euro
(Tieudung.vn) - Mùa Euro đến cũng là thời điểm làm ăn bận rộn của các tiệm cầm đồ. Số khách đến cầm cố xe máy, điện thoại, laptop, iPad...đều tăng hơn so với ngày thường. Một số tiệm cầm đồ ở Hà Nội đã kín chỗ để chứa xe bên trong tiệm, một số tiệm phải để xe máy ra bên ngoài…

Thời điểm /8 (vòng loại trực tiếp) của 16 đội bóng chuẩn bị diễn ra, các cửa hàng cầm đồ tại Hà Nội bỗng trở nên tấp nập hẳn. 

Theo nhân viên một số cửa hàng cầm đồ, những ngày thường khoảng 21-22 giờ là cửa hàng cầm đồ đóng cửa, nhưng khi có Euro, World Cup diễn ra cửa hàng thường đóng cửa muộn vào khoảng 23-0h. Nói là đóng cửa nhưng khi khách hàng cần vẫn có thể liên lạc qua di động.

Mùa
Mùa "hốt bạc" của tiệm cầm đồ.

Khách ra vào tập nập

Tại khu tập thể đông đúc ở gần Đại học Bách Khoa, các cửa hàng cầm đồ tấp nập người ra vào. Nhiều nơi đã hết chỗ để xe, hết kệ để mà người gửi vẫn đến ngày một đông. Cao điểm gửi đồ tập trung vào chiều muộn, tối và đêm do các trận thi đấu bóng đá thường diễn ra thời điểm này. Để chuẩn bị cho dịp kinh doanh mùa Euro, các cửa hàng cầm đồ đều có sự chuẩn bị trước cả tháng trời.

Ông Trần Xuân Ph…, chủ một cửa hàng cầm đồ lớn trên đường Láng cho hay: "Mùa bóng nhu cầu cầm đồ tăng từ 50% - 70% so với trước, khách cầm đồ đa số là thanh niên, trung niên và chủ yếu đồ là xe máy, máy vi tính".

Bình thường, các hiệu cầm đồ chỉ lấy lãi 4.000 đồng cho 1 triệu đồng/ngày. Tuy nhiên, dịp Euro, các hiệu cầm đồ quá đông khách nên lãi cầm đồ cũng tăng mạnh lên 7.000 đồng, rồi 10.000 - 15.000 hoặc 20.000 đồng/triệu/ngày. Nhiều cửa hàng cũng chỉ cầm những xe đẹp, giá trị như SH, Liberty, Vespa, Exciter hay các dòng máy tính như Macbook, Iphone... Đối với những loại đồ này, người cầm đồ phải trả lãi nhẹ hơn từ 5.000 – 7.000 đồng/triệu/ngày.

Tại Hà Nội, nói đến địa chỉ cầm đồ phải nói đến con phố “khét tiếng” Đặng Dung (Q.Ba Đình). Nơi đây được mệnh danh là lãnh địa của “giới cầm đồ anh chị“. Nếu như những chỗ cầm đồ mọc lên cạnh các trường đại học, cao đẳng phục vụ chủ yếu sinh viên, bình dân thì theo “dân trong nghề” phố Đặng Dung là địa điểm chuyên có những mặt hàng cầm đồ lớn như , giấy tờ nhà đất bởi các ông chủ ở đây có thâm niên cầm đồ lâu năm, vốn lớn. Chính vì vậy, những người cầm đồ chuyên nghiệp ở Hà Nội hầu hết được quy tụ tại đây.

Theo ông H, chủ cửa hàng cầm đồ ở phố Đặng Dung:"Từ đầu mùa Euro khách thưa thớt nhưng sang đến vòng đấu loại trực tiếp 1/8 đã có nhiều khách đặt trước xe máy giá trị, ô tô sang và cả giấy tờ nhà đất. Chúng tôi không biết có phải họ chơi bóng không, nhưng là kinh doanh thì cứ có khách là làm, không cứ phải dân chơi bóng mới nhận ký gửi".

Theo ông này, dịp bóng đá có nhiều mặt hàng được ký có giá trị cao, tất cả các giấy tờ nhà đất, giấy tờ có giá nếu khách muốn đặt đều phải công chứng bản sao, sau đó người gửi đồ phải viết giấy bán nhà, chuyển nhượng nhà cho quán. Nếu quá thời hạn ngày trả lãi và gốc, giấy tờ nhà sẽ được chuyển cho người khác và căn nhà sẽ có chủ mới.

Số lượng cầm quá nhiều, tiệm cầm đồ "làm cao"

Khách đông hơn, tài sản cầm cố cũng đa dạng nên tiệm cầm đồ cũng có cớ để nâng lên đặt xuống mức định giá. Theo lời chủ các cửa hàng cầm đồ, khi số khách đông hơn ngày thường, nếu bất cứ tài sản nào cũng cầm cố thì không có chỗ chứa. Một nam thanh niên là nhân viên tại cửa hàng cầm đồ trên đường Láng (Hà Nội) cho biết, mấy ngày nay đều bở hơi tai dắt xe vào ra để bên trong cửa hàng bớt chật chội. Mặt bằng các tiệm cầm đồ thường không mấy rộng rãi 15-20m2 nên nếu nhận ồ ạt thì phải tìm thêm chỗ để xe.

"Kể cả có người tận dụng nhà riêng để chứa thêm xe cộ cầm cố. Nhìn chung nhiều người kinh doanh cầm đồ thích cầm cố hàng công nghệ hơn vừa gọn, nhẹ, không tốn thêm mặt bằng mà lãi cũng tương đương như cầm cố xe máy. Khó là cầm cố đồ công nghệ cũng phải tinh tường để xác định được chất lượng. Nếu vấp phải khách cầm đồ , laptop gần "tã" cũng khổ, vì không biết thanh lý thế nào nếu như họ không quay lại lấy", nam thanh niên này nói.

Còn anh D. (Chủ tiệm cầm đồ ở Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, có người đi nhiều tiệm mà điện thoại hay xe máy vẫn không cầm cố được, điều đó không hiếm. Bởi vì, có giá nhất hiện nay là iPhone hay các dòng xe tay ga, còn nếu nhận cầm cố xe số và các dòng điện thoại cũ sẽ thêm chật chỗ. 

"Như cửa hàng của tôi mà nhận ồ ạt thì ngăn chứa điện thoại cũng chả có chứ chưa nói là chỗ để xe máy rồi còn nhân viên vất vả dắt ra, dắt vào, để mắt trông coi nữa. Nếu xe, điện thoại, đồ công nghệ tốt, giá ổn thì sau này nếu khách bỏ của vì không có tiền để trả gốc và lãi thì còn thanh lý được chút ít. Nói thật chứ ai còn lạ gì giá điện thoại mua mới xong cũng rớt nhanh chứ đừng nói là hàng đã cũ rồi", anh D. phân trần.

Đi dọc đường Láng tìm địa điểm nhận cầm chiếc điện thoại cảm ứng mới dùng được 1 năm, anh T. (Lê Văn Lương, Hà Nội) nhễ nhại mồ hôi. Đi tới đâu cũng chỉ nhận được cái lắc đầu. Theo lời anh T. có cửa hàng nói thẳng chỉ cầm iPhone khi tôi vừa rút điện thoại ra. 

"Đi gần hết các cửa hàng dọc đường Láng mà không nơi nào nhận cầm chiếc điện thoại. Có một cửa hàng cầm đồ trong ngõ nhận thì định giá có 2 triệu đồng với mức lãi 5%, trong khi tôi cần 5 triệu đồng", anh T. ngao ngán nói.

Thu không ít tiền do lãi cao

Theo ghi nhận của phóng viên, lãi suất cầm đồ đang được tính theo ngày, số tiền tính ra chỉ vài nghìn đồng, vài chục nghìn đồng/ngày nhưng nếu quy ra lãi suất là rất cao. Với những món đồ từ 3 – 5 triệu, lãi suất là 4.000 đồng/triệu/ngày, khách sẽ phải trả 360.000 đồng đến 600.000 đồng tháng. Với những món đồ từ 7 - 10 triệu đồng, lãi suất theo ngày là 7.000 đồng/triệu/ngày (trả lãi 1,2 – 2,1 triệu đồng/tháng); những món đồ trên 15 triệu, mức lãi suất chung là 10.000 đồng/triệu/ngày. Đối với đồ xe tay ga, ô tô, nhà đất, tùy theo giá trị, khách sẽ phải trả phí ít nhất 20.000 đồng/triệu/ngày cùng nhiều điều khoản ràng buộc khác.

Theo một chủ quán cầm đồ tên Mạnh (cổ Nhuế, Q. Bắc Từ Liêm): SH Thái hiện "cắm" tối đa không quá 40 triệu, còn SH Việt thì khoảng 20 triệu; mức lãi suất cho các món đồ này cũng được tính ít nhất 20.000 đồng/triệu/ngày. Nếu khách đặt xe SH 30 triệu đồng, lãi 20.000 đồng/triệu/ngày, mỗi ngày sẽ phải trả 600.000 đồng, mỗi tháng sẽ phải trả 18 triệu đồng. Trong vòng 2 tháng, kể từ ngày cầm đồ, khách không trả lãi sẽ mất xe.

Như vậy, nếu quy ra lãi suất, món 30 triệu đồng, mức lãi suất được tính ra sẽ là 2%/ ngày, 60%/tháng và 720%/năm. Với chiếc xe được cầm đồ 20 triệu đồng, có lãi 15.000 đồng/triệu/ngày, mức lãi suất là 1,5%/ngày, 45%/tháng và 540%/năm…

Theo tiết lộ của một chủ quán cầm đồ, ngày bình thường quán có thể kiếm từ 2 - 3 triệu đồng, nhưng riêng vào cuối hè, khi sinh viên ra trường hoặc mùa bóng các giải vô địch Quốc gia Châu Âu như C1, Ngoại hạng Anh cũng phải làm cho được 5 triệu/ngày mới hồi được vốn. Còn những dịp như Euro, WorldCup đầu tư nhiều tiền vốn thì cũng phải thu về nhiều mới lãi được, ít ra mỗi ngày cũng phải thu lãi 10 triệu.

Vị này giải thích: Giới cầm đồ không được ăn cả, số tiền vay lớn, họ phải đi vay của nhiều nơi khác đập vào nên số lãi cũng chia đều. Hiện trong giới cầm đồ có mắt xích là các "hụi", "nhóm" chuyên cho vay nóng, cầm nóng số tiền hàng tỷ đồng; nhiều đường đường dây tín dụng đen cũng tham gia cầm đồ vì siêu lợi nhuận.

Mặc dù các hiệu cầm đồ chủ yếu đưa ra lãi suất ngày chỉ vài nghìn, thậm chí vài chục nghìn đồng nhưng nếu tính ra lãi suất, đây đều là những mức lãi suất cao cắt cổ. Nếu khách ký gửi 1 tuần với những món đồ giá 10 triệu, với mức lãi rẻ nhất hiện nay là 7.000 đồng/triệu/ngày thì cũng mất 500.000 đồng tiền lãi rồi. Số tiền cầm đồ cứ vùn vụt mất đi trong khi đối với dân , nếu trượt độ sẽ rất khó gỡ xe ra, tiền lãi và gốc thì mỗi ngày một lên. Để cuối tháng, chắc chắn bay xe, sổ đỏ hay các món đồ khác là chuyện rất dễ xảy ra.

Tags:
3.8 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Sửa Luật Quảng cáo: rà soát, đối chiếu với các luật để hạn chế chồng chéo
(Tieudung.vn) Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn...
 
TP Hồ Chí Minh: Bắt ca sĩ Quốc Kháng và Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy
(Tieudung.vn) Do có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên ca sĩ Quốc Kháng và Lê Nguyễn...
 
Chuyển Công an điều tra Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn
(Tieudung.vn) Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn bị Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh...

Muôn màu

Cách tập thể dục an toàn ngoài trời
(Tieudung.vn) Thay vì tập luyện trong phòng gym, nhiều người đang chuyển hướng sang các bài tập thể dục...
 
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ không nên vội vàng bỏ cuộc
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Xử Nữ không nên...
 
Căng thẳng mùa deadline cuối năm: Làm gì để giảm stress, giải nhiệt cuộc sống mỗi ngày?
(Tieudung.vn) “Dù công việc gia tăng mỗi ngày nhưng mình có cách giảm stress, thích nghi với deadline gấp...

Du lịch - Ẩm thực

Phở bò Việt Nam lọt top 20 món súp ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất...
 
3 điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
(Tieudung.vn) An toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn...
 
Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế cuối năm
(Tieudung.vn) Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.93040 sec| 896.117 kb