Chủ nhật , 27/07/2025, 18:58 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Phát hiện 17 ca bệnh thủy đậu ở Kon Tum sau Tết nguyên đán

Phát hiện 17 ca bệnh thủy đậu ở Kon Tum sau Tết nguyên đán
(Tieudung.vn) - Ngày 9/2, ông Đào Duy Khánh- giám đốc Sở Y tế Kon Tum cho biết: Sau Tết nguyên đán đến nay, trên địa bàn tỉnh Kon Tum phát hiện 17 ca mắc bệnh thủy đậu, tại các huyện Kon Rẫy, Đăk Hà và Đăk Glei.

Đây là bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter, dễ lây lan từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu. Loại virus này có thể sống được vài ngày trong vẩy thủy đậu ngay cả khi đã bong ra. 

Khi khởi phát bệnh, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng và trên da xuất hiện các nốt ban đỏ bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân trong 2-24 giờ.

Phát hiện 17 ca bệnh thủy đậu ở Kon Tum sau Tết nguyên đán

Ảnh minh họa.

Nhi Trung ương cho biết hiện đang là thời kỳ cao điểm của các bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ, đáng chú ý là số trẻ nhập viện điều trị về bệnh thủy đậu gia tăng một cách nhanh chóng. Trung bình mỗi ngày thì khoa truyền nhiễm của bệnh viện này tiếp nhận từ 3-5 ca vào điều trị.

Đáng chú ý là có những em bé ngay từ khi vừa chào đời đã mắc thủy đậu do lây từ mẹ. Bà mẹ bị thủy đậu trước khi sinh em bé 5 ngày và đã lây trực tiếp cho con.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm (trưởng khoa truyền nhiễm, bệnh viện Nhi Trung ương): “Một số bà mẹ chưa có miễn dịch thì có thể mắc thủy đậu trong thời kỳ và lúc sinh nở có thể lây trực tiếp cho con.”

3 dấu hiệu nhận biết mắc bệnh thủy đậu

Sau khi siêu virus xâm nhập vào cơ thể và thời gian ủ bệnh khoảng 10-20 ngày thì mới phát triệu chứng. Bệnh thủy đậu được chia thành 3 giai đoạn, các triệu chứng bệnh thủy đậu cũng không khó nhận biết. Dưới đây là một số biểu hiện điển hình giúp bạn có thể chẩn bệnh chính xác:

1. Đau đầu, thể trạng mệt mỏi, uể oải.

Bệnh nhân sốt khá cao từ 38-39 độ C, cảm giác cơ thể mệt mỏi, chán ăn và có thể có dấu hiệu viêm họng đỏ, có hạch sau tai.

2. Xuất hiện các bóng nước trên khắp cơ thể

+ Tiếp đó, quan sát trên da sẽ thấy sự hiện diện của những nốt hồng ban có kích thước vài milimet, sau khoảng 1-2 ngày mới xuất hiện những nốt đậu thường là 5mm cũng có thể lên đến 10mm.

+ Các phỏng nước thường ở mặt, ngực và lưng đầu tiên, sau đó thì lan rộng ra khắp cơ thể. Chúng có đặc điểm: Ban đầu là dịch trong, sau đó dần đục như mụn mủ.

+ Sau 2-3 ngày tiếp theo, mụn vỡ ra.

3. Các nốt mụn đóng vảy và phục hồi

Các nốt mụn đóng vẩy và biến mất, có thể để lại sẹo hoặc không nếu không bị nhiễm trùng – một trong những biến chứng thường gặp khi bị thủy đậu. Bệnh thường khỏi hoàn toàn sau 1-2 tuần nếu không có biến chứng gì xảy ra.

Khi bị thủy đậu cần làm gì?

Khi bị thủy đậu bạn có thể lây nhiễm cho cộng đồng, đặc biệt là người thân trong gia đình. Do đó, một số lời khuyên hữu ích sau bạn cần thực hiện để hạn chế lây lan cũng như giúp tránh các biến chứng, hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi hơn:

– Cách ly trong khoảng thời gian khi thấy có dấu hiệu bệnh đầu tiên cho đến khi các phỏng nước đóng vảy khô (khoảng 7-10 ngày), bằng cách: Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời.

–  Nếu bệnh nhân cảm thấy: Khó chịu, lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc có xuất huyết trên nốt rạ,… hay phụ nữ có thai bị thủy đậu có thể lây cho thai nhi, nên đưa đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra như: viêm phổi, viêm não, nhiễm trùng, xuất huyết,…
– Không dùng chung các vật dụng sinh hoạt cá nhân như: khăn mặt, bàn chải đánh răng, ly, chén, muỗng, đũa,…

– Vệ sinh mũi họng đúng cách hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

– Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm, nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.

– Với trẻ em, nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh để trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước, gây biến chứng nhiễm trùng da thứ phát.

– Có chế độ ăn uống hợp lý. Nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu và uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả.

– Cần dùng dung dịch xanh Milian (xanh Methylene) để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.

– Dùng các thuốc hạ sốt giảm đau thông thường (không được dùng thuốc Aspirin) nếu sốt cao hay dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng: nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh, nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tags:
4.4 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Mạo danh ngân hàng thông báo đổi quà, kèm link lừa đảo
(Tieudung.vn) Các ngân hàng liên tục phát đi cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh...
 
Người phụ nữ mất 500 triệu đồng trong tài khoản vì 'sập bẫy' nhân viên điện lực giả
(Tieudung.vn) Ngày 23/7, thông tin từ Công an TP Hà Nội cho biết, thời điểm mùa hè, nhu cầu...
 
TP Hồ Chí Minh: Nhiều sinh viên bị sập bẫy lừa 'bắt cóc online'
(Tieudung.vn) Ngày 10/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đang...

Muôn màu

Tử vi ngày 27/7/2025 của 12 cung hoàng đạo: Bạch Dương cần cẩn trọng hơn trong việc chi tiêu
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Chủ nhật ngày 27/7/2025 của 12 cung hoàng đạo, Bạch Dương cần cẩn...
 
Lịch âm 27/7 chính xác nhất, lịch vạn niên ngày 27/7/2025: Việc nên và không nên làm?
(Tieudung.vn) Xem lịch âm hôm nay 27/7/2025? Lịch vạn niên 27/7/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu, việc nên...
 
Tử vi ngày 26/7/2025 của 12 cung hoàng đạo: Cự Giải tình cảm khá tốt
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ bảy ngày 26/7/2025 của 12 cung hoàng đạo, Cự Giải tình cảm...

Du lịch - Ẩm thực

Việt Nam sẽ là điểm đến tiếp theo của Giải thưởng AADA và AHA 2026
(Tieudung.vn) Tổ chức Giải thưởng Châu Á (Asia Awards Organization – AAO) vừa công bố Việt Nam sẽ là...
 
Việt Nam có 3 điểm đến lọt vào top 50 thành phố có sức hấp dẫn khách du lịch
(Tieudung.vn) Việt Nam có 3 điểm đến lọt vào top 50 trong số 191 thành phố du lịch toàn...
 
Cần làm gì để giữ an toàn khi tham gia tour tàu du lịch?
(Tieudung.vn) Để đảm bảo an toàn trong mỗi chuyến du lịch bằng tàu thủy, du khách nên lựa chọn...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.87884 sec| 877.211 kb