Cầu thang thoát nạn là nơi nguy hiểm
Nếu như các tòa nhà chung cư khác cửa cầu thang bộ để thoát nạn ra tầng 1 đều nằm riêng rẽ, không chung với diện tích sử dụng kinh doanh bán hàng.
Tuy nhiên, 2 cửa cầu thang thoát nạn của chung cư này lại nằm trọn trong khuôn viên sử dụng chung của tầng 1. Trong khi đó ngay tại cửa của nó lại bố trí vừa kho chứa hàng hóa đồ gỗ, đệm mút của Công ty Tất Đạt. Sảnh trước của tòa cũng bị doanh nghiệp này bày hàng hóa kinh doanh đều là chất liệu dễ cháy kể trên.
|
Một cửa của cầu thang thoát nạn nằm ở trong góc của kho hàng chứa vật liệu dễ cháy do Công ty Tất Đạt sử dụng kinh doanh. |
|
Đây là một cửa khác cũng nằm trọn trong kho chứa hàng hóa dễ cháy của công ty này. |
Theo ông Linh, Công ty này cũng đã bị đình chỉ hoạt động nhằm đảm bảo an toàn cho công tác PCCC, song đến nay đơn vị này vẫn chất hàng và kinh doanh bình thường. Hơn nữa, cửa cầu thang bộ nằm ngay trong khuôn viên sử dụng chung của tầng 1 và nó nằm ngay giữa ngã ba lối đi của tầng 1, không được ngăn hướng gió, khi có hỏa hoạn ở tầng 1 và tầng hầm thì chiếc cửa của nó như chiếc phễu hút gió vào trong.
Ông Linh và nhiều cư dân ở đây cho biết, nếu như bây giờ cháy ở kho hàng và gian trưng bày hàng hóa của Công ty Tất Đạt, hoặc cháy ở tầng hầm thì cư dân ở các tầng trên không có lối thoát. Vì đám cháy đã bịt toàn bộ cửa thoát ra của cầu thang bộ. Có người còn nói vui rằng: “Cửa cầu thang bộ thoát nạn là nơi tử thần rình rập”.
|
Giữa 2 cửa thoát nạn có một lối đi ra sảnh trước nhỏ hẹp. Nhưng nó lại bị chặn bởi hàng hóa trưng bày để kinh doanh của Công ty Tất Đạt |
|
Sảnh trước tầng 1 của tòa nhà là hàng hóa bày bán của Công ty Tất Đạt. Góc nhìn từ cầu thang máy ra ngoài cửa chính của sảnh trước tòa nhà. |
Theo thiết kế công trình này chỉ được xây 30 tầng, nhưng CĐT đã xây 32 tầng nổi và 1 tầng hầm. Đến nay cư dân vào ở 280/342 căn, với khoảng trên 1.000 người sinh sống. Xây dựng vượt quá quy định cũng làm cho hệ thống điện tăng tải, dễ gây ra cháy nổ.
Chính vì 3 điều nói trên là nguyên nhân cốt lõi để Phòng cảnh sát PC&CC số 9 Hà Đông đình chỉ hoạt động của tòa nhà vào tháng 6/2017. Chúng tôi nhắc lại 3 điều đó là: Một là thiếu hệ thống cảnh báo cháy trong các tầng cư dân. Hai là cầu thang bộ không đủ điều kiện để thoát nạn khi có cháy. Ba là xây dựng vượt phép 3 tầng gây quá tải cho hệ thống điện theo thiết kế.
Nhiều hạng mục vi phạm quy định PCCC
Ông Linh cho biết, nguyên nhân những tồn tại trên không được giải quyết là do, hiện nay tòa nhà này tồn tại 2 BQT. Một ban là do dân bầu chỉ được quản lý từ tầng 5A trở lên là tầng dân ở, còn tầng 5 trở xuống là do BQT của chủ đầu tư (Công ty BMM). Đây là những tầng cho thuê kinh doanh thương mại và họ tùy tiện sử dụng sân của cư dân để trông xe thu lợi. Những vi phạm về PCCC mà cơ quan cảnh sát Hà Đông đã yêu cầu họ đều phớt lờ, quyền lợi của dân là sân vui chơi cho trẻ em người già cũng bị chếm dụng.
|
Bốn xung quanh tòa nhà đều bị quây kín bởi xe ô tô do BQT của chủ đầu tư trông coi lấy tiền. |
|
Hệ thống gas tổng cung cấp cho tòa nhà xây không được thẩm duyệt đã bị đình chỉ hoạt động. |
Hệ thống khí gas tổng cung cấp cho cư dân tòa nhà sử dụng sinh hoạt cũng không được kiểm định, thẩm duyệt của cơ quan chức năng đã đưa vào sử dụng. Chỉ đến khi bị đình chỉ cư dân mới biết.
Nhiều cư dân không muốn nêu tên, chia sẻ: Do có 2 BQT, mà BQT của CĐT thì chiếm toàn bộ tầng hầm trông coi xe. Cư dân phải chịu giá gửi xe cao hơn ở những nơi khác. Trong khi đó, CĐT không chịu trả phí bảo trì cho cư dân, dẫn đến BQT do cư dân bầu ra không có kinh phí để hoạt động phải thu tăng phí dịch vụ để cho đơn vị vận hành. Hơn nữa, tầng hầm và tầng 1 thường là nơi dễ xảy ra cháy ở chung cư thì lại là đơn vị khác vận hành chứ không phải BQT do cư dân bầu ra. Như vậy, việc vận hành các hạng mục điện, nước, hệ thống PCCC tại đây BQT không được chủ động và người dân không được kiểm tra, giám sát.
Điều này đã được UBND phường Phúc La đã họp yêu cầu CĐT chuyển quyền vận hành nhà cho BQT đã được cư dân bầu nhưng CĐT cũng không chấp hành.