Thứ 5, 27/03/2025, 13:30 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Nghỉ Tết sớm có được hưởng lương không?

Nghỉ Tết sớm có được hưởng lương không?
(Tieudung.vn) - Tết Nguyên đán 2025, cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ 9 ngày liên tục, gồm 5 ngày nghỉ Tết, 4 ngày nghỉ hàng tuần, từ ngày 25/1 - 2/2/2025 (26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng).

Nghỉ Tết âm lịch năm 2025 có được hưởng lương không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm việc trong những ngày lễ, tết và được hưởng nguyên lương theo quy định. Như vậy, nghỉ Tết âm lịch năm 2025 có được hưởng lương.

Cách tính tiền lương làm thêm giờ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Căn cứ Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ như sau:

“Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1.Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Nghỉ Tết sớm có được hưởng lương không?

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

2.Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.”.

Như vậy, người lao động làm vào ngày nghỉ lễ, Tết được hưởng lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Cụ thể theo hướng dẫn tại Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, nghỉ tết của người lao động được tính như sau:

- Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, nghỉ tết đối với người lao động hưởng lương theo thời gian:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% x Số giờ làm thêm

- Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, nghỉ tết đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% x Số sản phẩm làm thêm

Trong đó, tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, được xác định bằng: Tiền lương thực trả của công việc đang làm thêm giờ / tổng số giờ thực tế làm việc.

Lưu ý:

- Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết.

- Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

Nghỉ Tết sớm có được hưởng lương không?

Theo quy định tại Điều 112 Bộ Luật lao động 20219  thì người lao động được nghỉ làm việc đồng thời hưởng nguyên lương trong những ngày nghỉ tết Dương lịch và Âm lịch năm 2025.

Cụ thể, người lao động sẽ hưởng lương như sau:

- Nghỉ tết Dương lịch 2025: 01 ngày.

- Nghỉ tết Âm lịch 2025: 05 ngày (không bao gồm ngày nghỉ cuối tuần)

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp cho người lao động nghỉ thêm và trả nguyên lương thì người lao động sẽ được hưởng thêm lương ngày đó nếu có sự thay đổi về số ngày nghỉ tết được hưởng lương.

Bên cạnh đó, người lao động có thể thỏa thuận với doanh nghiệp để có thể sử dụng phép năm để kéo dài kì nghỉ tết, cụ thể là nghỉ tết sớm và vẫ được hưởng nguyên lương.

Số ngày nghỉ phép năm của người lao động được quy định cụ thể tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019.

Theo đó, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Thời gian nghỉ như sau:

- 12 ngày làm việc nếu người lao động làm công việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày làm việc nếu người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- 16 ngày làm việc nếu người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Như vậy, nếu bạn nghỉ Tết sớm và còn ngày nghỉ phép năm thì bạn vẫn được hưởng nguyên lương. Nếu bạn nghỉ Tết sớm nhưng không còn ngày nghỉ phép năm thì bạn không được tính lương cho những ngày nghỉ đó.

Người lao động có được xin nghỉ thêm sau Tết Âm lịch không?

Theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương cụ thể như sau:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, theo quy định trên thì khi kỳ nghỉ Tết Âm lịch đã kết thúc mà người lao động muốn xin nghỉ thêm sau Tết thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động bằng cách nghỉ không hưởng lương.

Tuy nhiên, đối với trường hợp này cần phải có sự đồng ý của công ty hoặc phải xin phép trước trong một thời gian hợp lý.

Mặt khác, người lao động còn có thể sử dụng ngày phép năm để xin nghỉ thêm sau dịp Tết Âm lịch theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 nhưng phải thông báo trước cho người sử dụng lao động.

Tags:
5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Vụ Quang linh Vlogs và Hằng Du Mục quảng cáo lố kẹo rau củ Kera: Công an Đắk Lắk vào cuộc!
(Tieudung.vn) Liên quan đến vụ việc kẹo rau củ Kera do Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và Hoa...
 
Lập biên bản việc Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục tổ chức họp báo
(Tieudung.vn) Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm, UBND phường Tràng Tiền và...
 
Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp tục cảnh báo về việc giả mạo kêu gọi từ thiện
(Tieudung.vn) Sáng 14/3, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) tiếp tục phát đi cảnh báo mạo...

Muôn màu

Cần chuẩn bị gì để cúng Tết Thanh minh 2025?
(Tieudung.vn) Tết Thanh minh là một dịp quan trọng để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo và gắn...
 
Tử vi ngày 27/3/2025 của 12 cung hoàng đạo: Song Tử không nên quá tham vọng
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ năm ngày 27/3/2025 của 12 cung hoàng đạo, Song Tử không nên...
 
Lịch âm 27/3 chính xác nhất, lịch vạn niên ngày 27/3/2025: Việc nên và không nên làm?
(Tieudung.vn) Xem lịch âm hôm nay 27/3/2025? Lịch vạn niên 27/3/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu, việc nên...

Du lịch - Ẩm thực

Bản hòa ca của biển trời xứ Đài
(Tieudung.vn) Khi nhắc đến du lịch biển, người ta thường nghĩ ngay đến những ngày hè nóng bức, được...
 
Mua tỏi nên chọn loại màu tím hay màu trắng?
(Tieudung.vn) Tỏi rất dễ mua lại có giá thành rẻ, tuy nhiên khi đi chợ, nhiều người phân vân...
 
Huế lọt top thành phố ẩm thực bị đánh giá chưa đúng tầm ở châu Á
(Tieudung.vn) Mới đây, tạp chí Tatler đã đưa ra danh sách những thành phố châu Á có thức ăn...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.81709 sec| 882.945 kb