Thứ 7, 02/11/2024, 18:24 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Mỗi tháng nhập khẩu than trị giá 1.650 tỷ

Mỗi tháng nhập khẩu than trị giá 1.650 tỷ
(Tieudung.vn) - Nhập than nước ngoài vẫn rẻ hơn giá than trong nước nên kim ngạch nhập khẩu mỗi năm mỗi tăng.

Trong 8 tháng năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 9,7 triệu tấn than, giá trị hơn 600 triệu USD. Tính ra, trung bình mỗi tháng Việt Nam đã phải nhập 1,2 triệu tấn, tương ứng khoảng hơn 75 triệu USD/tháng.

Theo về 54 mặt hàng nhập khẩu lớn về Việt Nam của Tổng cục Hải quan trong 8 tháng qua, mặt hàng than đá có tốc độ nhập khẩu tăng cao đột biến về cả lượng và giá trị.

Cụ thể, trong 8 tháng, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 9,7 triệu tấn than, đạt giá trị kim ngạch hơn 600 triệu USD. Tính ra, trung bình mỗi tháng Việt Nam đã phải nhập 1,2 triệu tấn, tương ứng khoảng hơn 75 triệu USD/tháng.

Theo Tổng cục Hải quan, mặc dù giá trị và khối lượng than nhập khẩu không lớn bằng các mặt hàng như xăng dầu, máy móc linh kiện, ... nhưng tốc độ tăng của mặt hàng này so với cùng kỳ năm trước đều vượt 100%, trong đó về khối lượng nhập khẩu tăng 191%, giá trị kim ngạch nhập khẩu cũng hơn 107% so với cùng kỳ năm 2015.

Mô tả ảnh
 

Ba cung ứng than nhiều nhất cho Việt Nam là: Nga, cung ứng 2,8 triệu tấn, kim ngạch hơn 179 triệu USD; Trung Quốc với 1,4 triệu tấn, kim ngạch 100 triệu USD và Indonesia với 1,8 triệu tấn, kim ngạch đạt 80 triệu USD…

Như vậy, mức giá nhập khẩu trung bình than từ Nga là khoảng 63 USD/ tấn; giá than nhập trung bình từ Indonesia là 44 USD/ tấn. Cao nhất là giá than nhập khẩu từ Trung Quốc với 71 USD/tấn, gấp gần 2 lần so với than nhập từ Indonesia và hơn 1 lần than nhập từ Nga.

Trước đó, về tình hình nhập khẩu năm 2016, Bộ Công Thương khẳng định trong năm nay Việt Nam sẽ chỉ nhập khẩu hơn 3,1 triệu tấn than, nhưng theo số liệu này, mức nhập khẩu than đã vượt gấp 3 lần kế hoạch đề ra.

Mới đây, tại Diễn đàn Năng lượng Việt Nam 2016, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn CN Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong 7 tháng năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu trên 8 triệu tấn than, chiếm 1/4 thị phần thị trường than của Việt Nam.

Lý giải nguyên nhân than trong nước kém cạnh tranh hơn so với than nhập khẩu, ông Biên cho rằng, nguyên nhân là do thuế tài nguyên của Việt Nam cao hơn các nước như Indonesia, Úc, Trung Quốc từ 5 - 7%.

Trong khi, theo Nghị quyết của Thường vụ Quốc hội, thuế tài nguyên tiếp tục tăng thêm từ ngày 1/7/2016. Theo đó, sản phẩm than khai thác lộ thiên sẽ tăng 12% và than khai thác hầm lò 10%. Theo tính toán, với mức thuế tài nguyên điều chỉnh tăng đồng nghĩa với việc TKV tăng chi phí phải nộp lên khoảng 1.200 tỷ đồng/năm.

Vì thế, TKV đề xuất cần giảm thuế tài nguyên trong nước, tránh để than nước ngoài tràn vào Việt Nam làm ảnh hưởng đến sản xuất, tình hình việc làm của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến an sinh .

Bằng chứng là theo kế hoạch đầu năm 2016, TKV dự kiến sẽ sản xuất và tiêu thụ khoảng 36 triệu tấn than. Nhưng hiện đã phải giảm kế hoạch sản lượng xuống còn 33 triệu tấn/2016.

Tại dự báo Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, Chính phủ cũng đã nêu vấn đề nhu cầu than trong nước đang ngày càng tăng cao. Năm 2015 là 56,2 triệu tấn, năm 2020 là 112,3 triệu tấn, năm 2025 là 145,5 triệu tấn, và cho đến năm 2030, Việt Nam sẽ phải tiêu thụ tới 220,3 triệu tấn.

Như vậy, với mức tiêu thụ năm 2020 so tăng gấp đôi so với năm 2015 và tăng dần từ các năm 2025, trong khi đó, sản lượng than hiện tại mới chỉ đạt 40 triệu tấn và tương lai cũng khó tăng do các mỏ đều đã triển khai khai thác. Việc nhập khẩu than là điều khó tránh khỏi.

Các DN cũng cho rằng, chính sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu, nên các doanh nghiệp phải nhập khẩu bổ sung từ nước ngoài (Trung Quốc, Nga, Úc…), sau đó phối trộn với than chất lượng thấp hơn trong nước để bán cho các nhà máy nhiệt điện.

Mặt khác, nguồn than cám sản xuất trong nước giá thành cao hơn giá nhập khẩu nên một số doanh nghiệp chuyển sang nhập khẩu than để cung cấp cho công nghiệp luyện kim và nhiệt điện, xi măng.
 

Tags:
3.8 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Pháp luật

Chuyển Công an điều tra Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn
(Tieudung.vn) Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn bị Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh...
 
Một luật sửa 7 luật: gỡ vướng thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
(Tieudung.vn) Sáng 29/10, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ...
 
Cảnh giác với chiêu thức lừa cài app ngân hàng giả mạo
(Tieudung.vn) Trong nội dung ‘Điểm tin tuần’ từ ngày 21/10 đến 27/10 về tình hình lừa đảo trực tuyến,...

Muôn màu

Tử vi ngày 3/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ không nên mất tự tin
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Xử Nữ không nên...
 
Vừa thanh lọc làm mát cơ thể, vừa làm 2-3 công việc để gia tăng thu nhập
(Tieudung.vn) Ngày càng có nhiều người trẻ chọn cách làm mát cơ thể mỗi ngày giúp tăng sức chịu...
 
Tử vi ngày 2/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Bọ Cạp cần mạnh dạn thể hiện năng lực
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ bảy ngày 2/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Bọ Cạp cần mạnh...

Du lịch - Ẩm thực

Trào lưu du lịch ngủ: Khi người cần nghỉ ngơi và thanh lọc cơ thể
(Tieudung.vn) 67% khách Việt Nam cho biết mục đích đi du lịch là để có giấc ngủ ngon, đây...
 
Hương vị cà phê Việt Nam chinh phục thế giới tại Coffee Expo 2024
(Tieudung.vn) Ngay sau khi ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới vào ngày 2/9, Vietnam Coffee tiếp tục...
 
Tìm lời giải lấp “lỗ hổng” nhân lực chất lượng cao ngành du lịch
(Tieudung.vn) Kinh tế dần phục hồi, ngành du lịch trong nước cũng bắt đầu có những tín hiệu khởi...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.96060 sec| 863.336 kb