Ý nghĩa ngày vía Thần Tài
Ngày vía Thần Tài gắn với câu chuyện về một vị thần tài do một lần uống rượu say nên lỡ chân ngã xuống trần gian và bị va đầu vào đá nên mất trí nhớ. Ông đi lang thang, xin ăn, trong quá trình lưu lạc ông bị người dân mang quần áo đi bán.
May mắn thay ông gặp được một ông chủ tốt bụng đã cho ông ăn, quán trước đó không có khách từ khi có vị thần tài đến quán bỗng dưng đông khách.
Nhưng khi thấy ông thần tài chỉ ăn mà không làm gì nên ông chủ đó lại đuổi ông thần tài đi, từ đó quán lại trở nên vắng vẻ.
Thấy vậy, nhiều người kinh doanh đến mời Thần Tài về, đưa đi mua quần áo mới để mặc. May thay ông đã tìm được quần áo của mình mặc lúc trước, ông đã đội mũ bay về trời vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch.
Vì vậy để tưởng nhớ đến ông thần tài cứ vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch người dân lại sắm sửa lễ vật nhằm cầu mong tài lộc may mắn, sung túc cho cả năm.
Ngày vía Thần Tài 2022 là ngày nào?
Năm Nhâm Dần 2002, ngày vía Thần tài rơi vào thứ Năm ngày 10/2/2022. Với những người kinh doanh, người ta thờ thần tài quanh năm. Trong ngày này sẽ diễn ra các hoạt động thờ cúng, mua vàng, thụ lộc... để cầu mong cho một năm mới tiền tài như nước.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: mamcungviet.com.vn)
Giờ nào tốt để vía Thần Tài 2022?
Ngày vía Thần Tài năm 2022 sẽ rơi vào ngày 10/2/2022 Dương Lịch. Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng Thần Tài nên diễn ra vào buổi sáng, giờ tốt nhất là vào lúc:
- 7 giờ - 9 giờ (Mậu Thìn)
- 11 giờ - 13 giờ (Canh Ngọ)
Ngoài ra, gia chủ có thể dâng lễ cúng Thần Tài vào lúc 15 giờ - 17 giờ (Nhâm Thân).
Mâm cúng ngày vía Thần Tài
Mâm cúng ngày vía Thần Tài thường có thịt quay, còn có thêm mâm cỗ "tam sên" gồm: 1 miếng thịt heo luộc, trứng luộc và tôm (hoặc cua) luộc.
Ở miền Nam, đa số người dân thờ chung ông Thần Tài với ông Thổ Địa còn chuẩn bị thêm cá lóc nướng ở bàn thờ.
Khi chuẩn bị đồ cúng ngày vía Thần Tài ngoài thịt quay, "tam sên" còn phải có bình hoa, trái cây. Trong các loại trái cây, người ta chọn quả có tên, màu may mắn (ví dụ: quýt, thanh long đỏ, dưa hấu đỏ…).
Mâm cúng còn gồm các món sau:
- Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: được đặt ở giữa hai tượng Thần Tài - Thổ Địa. Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm và được đặt từ đầu năm cho tới cuối năm mới đem thay.
- Bát nhang: Gia chủ phải đặt giữa ban thờ và tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển.
- Lọ hoa tươi và quả tươi, thường là mâm/đĩa ngũ quả.
- 5 chén nước xếp hình chữ thập: Tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương phát triển.
- 5 củ tỏi: Gia chủ nên đặt vào trong một chiếc đĩa nhỏ với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.
- Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng ở trên: Mang ý nghĩa giữ cho tiền bạc không bị trôi đi, thường được các gia đình đặt trên nền đất ngoài cùng ban thờ.
- Tượng Ông Cóc: Đặt bên trái ban thờ với ý nghĩa đón sinh khí, tài lộc. Ban ngày quay tượng ra ngoài và tối quay vào trong.
Ở những đô thị, thành phố lớn, người dân đặt lên bàn thờ vàng để lấy lộc, may mắn cả năm. Có nơi đồ cúng còn có xôi và chè trôi nước để làm ăn, buôn bán trôi chảy.
Riêng hoa cúng Thần Tài, không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt.
Quả cũng không nên dùng quả nhựa mà nên cúng Thần Tài bằng quả tươi, ngon. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng…
Ngoài ra, cúng Thần Tài còn có khay vàng giấy, hai bên bát hương là hai cây đèn nhỏ, một khay nước gồm 3 cốc nước và 2 chén rượu.
Văn khấn thần tài chuẩn nhất
Con niệm Nam mô A Di Đà Phật!
Con niệm Nam mô A Di Đà Phật!
Con niệm Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần
Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Gia Môn Thổ Phủ, Thổ Chủ Tài Thần
Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền
Con kính lạy Tiền Hậu địa chủ chư vị linh thần
Con kính lạy Bản xứ Thổ địa Phúc Đức Chính thần
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.
Tín chủ chúng con là:... Ngụ tại:... Là (nhà ở, nơi kinh doanh buôn bán, công ty):... Kinh doanh...
Hôm nay là ngày…. tháng…. năm…. âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị, thổ địa và chư vị Tôn Thần chứng giám.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng, âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông, lộc tài tăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại.
Con cầu xin các ngài phù hộ cho:...
Nhận được nhiều hợp đồng lớn, gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông, đạt kết quả cao, để tín chủ chúng con có tài, có lộc, có ngân có xuyến, trên lo việc âm công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để (cửa hàng, công ty...) ngày càng phát triển.
Kính xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Khấn xong niệm 3 lần: Nam mô măn đô, múc đô NAUM, tố rô tố rô, tỳ huê sồ háp!
(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!