Thứ 6, 04/04/2025, 11:59 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Luật sư phải tố giác khi 'biết rõ' thân chủ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng

Luật sư phải tố giác khi 'biết rõ' thân chủ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
(Tieudung.vn) - Uỷ ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, về nguyên tắc, người bào chữa có nghĩa vụ bình đẳng như mọi công dân khác trong việc tố giác tội phạm.

Chiều 20/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật 2015 với tỷ lệ phiếu tán thành trên 88%.

Theo Luật vừa được thông qua, trong một số trường hợp vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của chính người mà mình bào chữa.

Cụ thể, luật quy định: Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa.

Mô tả ảnh
Bà Lê Thị Nga. Ảnh: Quochoi

Trình bày giải trình của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết cơ quan này nhận thấy, về nguyên tắc, với tư cách công dân, người bào chữa có nghĩa vụ bình đẳng như mọi công dân khác trong việc tố giác tội phạm. Nguyên tắc này đã được Hiến pháp ghi nhận và được thể chế hóa trong các luật về tư pháp từ trước đến nay.

Theo Uỷ ban thường vụ Quốc hội, trong hơn 30 năm (từ 1985 đến 2015), chính sách của Nhà nước về trách nhiệm hình sự đối với hành vi không tố giác tội phạm của người bào chữa được xác định như mọi công dân khác. Trách nhiệm này được điều chỉnh chung trong quy định có liên quan của Bộ luật hình sự năm 1985 và năm 1999.

Năm 2015, khi thông qua bộ luật Hình sự, Quốc hội đã có sự điều chỉnh hợp lý hơn theo hướng thu hẹp một phần phạm vi trách nhiệm hình sự của người bào chữa so với công dân khác trong việc không tố giác tội phạm. Việc Nhà nước không miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm của người bào chữa xuất phát từ mục đích bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ trật tự, an toàn , vì lợi ích chung của cộng đồng.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng cho biết, qua tham khảo của một số nước như Thái Lan, Trung Quốc, Đức, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Canada, Tây Ban Nha..., các nước này đều quy định trong những trường hợp nhất định luật sư được tiết lộ thông tin về thân chủ của mình trong quá trình hành nghề để bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của xã hội, cộng đồng nhằm ngăn chặn hậu quả của tội phạm.

Theo bà Lê Thị Nga, do đây là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội và dư luận xã hội quan tâm nên sau khi báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cân nhắc kỹ nhiều mặt, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã tiếp thu một phần những ý kiến có liên quan, chỉnh lý quy định nêu trên theo hướng "thu hẹp hơn (so với Bộ luật 2015 - P.V) phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người bào chữa về hành vi không tố giác tội phạm".

Chiều cùng ngày, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13.

Các Bộ luật và luật nói trên có hiệu lực từ 1/1/2018.

Mô tả ảnh
biểu quyết của Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2015.

Trước đó trong quá trình cho ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015, đã có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh quy định liên quan đến trách nhiệm tố giác tội phạm của luật sư.

Có ý kiến đề nghị giữ phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người bào chữa như BLHS năm 2015 để bảo đảm nhất quán về chính sách hình sự, tăng cường trách nhiệm công dân của người bào chữa trong công tác đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội đặc biệt nghiêm trọng.

Ở chiều ngược lại, có ý kiến đề nghị không quy định Luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm và cho rằng, quy định này xung đột với điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự quy định người bào chữa “không được tiết lộ thông tin về vụ án, về người bị buộc tội mà mình biết khi bào chữa” và không tương thích với thông lệ quốc tế; không bảo đảm quyền bào chữa, nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc tranh tụng trong xét xử; không phù hợp với tính chất đặc thù của nghề luật sư, có thể dẫn đến mất niềm tin của thân chủ đối với luật sư...

Về phía Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị 2 phương án:

Phương án 1: chỉ quy định trách nhiệm hình sự của người bào chữa trong trường hợp “không tiết lộ thông tin về tội phạm do chính người mà mình bào chữa thực hiện đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Điều 108 (Tội phản bội Tổ quốc), Điều 109 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), Điều 112 (Tội bạo loạn), Điều 113 (Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân) và Điều 123 (Tội giết người) khi có căn cứ rõ ràng cho thấy tội phạm đó đang thực hiện hoặc đang chuẩn bị thực hiện mà cần thiết phải ngăn chặn hậu quả xảy ra”.

Phương án 2: đề nghị bỏ khoản 3 Điều 19 của Bộ luật hình sự năm 2015.

So sánh khoản 3, điều 19 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015 trước và sau khi được thông qua.

Dự thảo Luật trước khi được thông qua:

"Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của bộ luật này".

Dự thảo Luật được thông qua:

"Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa”.

Tags:
Theo VnExpress
4.4 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Rơi vào “lưới tình”, người phụ nữ mất gần 9 tỷ đồng khi đầu tư tiền ảo
(Tieudung.vn) Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra vừa tiếp nhận trình báo...
 
Đề nghị kỷ luật nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh
(Tieudung.vn) Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đối với...
 
Luật Thủ đô 2024: Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất
(Tieudung.vn) Quá trình đô thị hóa mang lại những thay đổi tích cực cho diện mạo Thủ đô, nhưng...

Muôn màu

Tử vi ngày 4/4/2025 của 12 cung hoàng đạo: Song Ngư tài lộc chưa có khởi sắc mới
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 4/4/2025 của 12 cung hoàng đạo, Song Ngư tài lộc...
 
Lịch âm 4/4 chính xác nhất, lịch vạn niên ngày 4/4/2025: Việc nên và không nên làm?
(Tieudung.vn) Xem lịch âm hôm nay 4/4/2025? Lịch vạn niên 4/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu, việc nên...
 
Tử vi ngày 3/4/2025 của 12 cung hoàng đạo: Thiên Bình tài lộc khá tốt
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ năm ngày 3/4/2025 của 12 cung hoàng đạo, tài lộc khá tốt,...

Du lịch - Ẩm thực

Ăn bánh cuốn xứ Thanh giữa lòng thành phố mang tên Bác
(Tieudung.vn) Là món ăn dân dã, được làm từ bột gạo, nhân tôm, thịt, mộc nhĩ. Bánh cuốn xứ...
 
Bí quyết giúp nướng thịt thơm ngon, an toàn sức khỏe
(Tieudung.vn) Món nướng luôn được mọi người yêu thích nhưng khi chế biến rất dễ bị cháy làm cho...
 
Rau muống xào tỏi lọt top 100 món rau ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Mới đây, chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas đã công bố 100 món rau ngon nhất...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.25031 sec| 893.703 kb