Mùa khai thác nhung hươu được tính từ Tết Nguyên đán đến tháng 7 âm lịch, nhưng rộ mùa là vào khoảng tháng giêng, tháng 2 âm lịch.
Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc, vạn vật tốt tươi, trời đất giao hòa, cũng là thời điểm các làng quê Hương Sơn rộn ràng đón khách thập phương về cắt “lộc” hươu.
“Lộc” nhung sẽ được người dân nuôi hươu cắt vào dịp đầu năm để lấy may mắn, rước lộc vào nhà. |
Theo tập tục, người dân nuôi hươu sẽ cắt nhung vào đầu xuân năm mới, với mong muốn sẽ mang lại nhiều may mắn, tài lộc trong cả một năm. Người dân nuôi hươu có tâm niệm “lộc” trong nhà ở ngay trên đầu con hươu.
Cặp nhung đầu tiên được cắt từ chú hươu sao sẽ được gia chủ đặt nghiêm cẩn lên bàn thờ, cúng ông, bà tổ tiên cầu mong gia tiên phù hộ năm nay làm ăn phát đạt. Huyết của nhung hươu sẽ được pha với rượu trắng mời khách uống mừng năm mới.
Một chú hươu để cắt được nhung thì phải nhờ 4-6 người đàn ông khỏe mạnh, thạo nghề đến giúp sức |
Để đảm bảo sức khỏe và nhung tái tạo cho hươu, người ta sử dụng một số loại lá rừng gia truyền được sơ chế đắp lên chỗ cắt, dùng gạc hoặc vải sạch bịt ngoài thật chặt.
Theo ông Nguyễn Văn Linh (Sơn Diễm, Hương Sơn) chia sẻ, đầu xuân năm mới, gia đình nào có khách vào nhà mua nhung hươu đó gọi là may mắn.
Những chú hươu cho lộc đầu năm. Mùa xuân là thời điểm các làng quê Hương Sơn rộn ràng đón khách thập phương về cắt “lộc” hươu.
Cắt “lộc” đầu xuân, theo tập tục là may mắn. Tuy nhiên, nhờ nghề chăn nuôi hươu sao đã góp phần giúp hàng ngàn hộ dân Hương Sơn xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu.
Giá bán vào thời điểm chính vụ giao động từ 8 - 10 triệu đồng/kg, có thời điểm lên tới 15-20 triệu đồng/kg.