Một số báo đặt vấn đề về tình hình triển khai các giải pháp hỗ trợ các nhóm đối tượng gặp khó khăn do dịch bệnh Covid 19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Ông Lê Văn Tấn - Giám đốc Sở Lao động Thương bình và Xã hội TP cho biết, thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với 7 nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid, trong đó có 3 đối tượng thuộc nhóm chính sách và 4 nhóm đối tương bị ảnh hưởng.
Thượng tá Nguyễn Thế Lâm tại buổi họp báo.
Đối với nhóm đối tượng chính sách có công, toàn TP có 32.000 người, tổng kinh phi hỗ trợ là 50 tỷ đồng và đã hoàn thành hỗ trợ xong. Nhóm đối bảo trợ xã hội có hơn 122.000 người, tổng kinh phí hỗ trợ là 183 tỷ và cũng đã hỗ trợ xong; nhóm hộ nghèo và hộ cận nghèo có 750.000 người, kinh phí hỗ trợ 85 tỷ đồng. TP Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu trong các tỉnh thành về việc triển khai hỗ trợ nhóm 3 đối tượng chính sách và có công...
Nhóm đối tượng lao động mất việc khoảng 47.500 người đã giải quyết được 20.000 đạt gần 45%; giáo viên mầm non nhóm trẻ, đủ điều kiện hưởng hỗ trợ có 13.830 trường hợp, giải quyết được hơn 9.000 trường hợp, mỗi trường hợp nhận hỗ trợ 1 triệu đồng; hỗ trợ cho nhóm đối tượng là lao động chấm dứt hợp đồng không đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp đạt 45%; nhóm lao động tự do, bán vé số 210.000 người, trong đó có hộ khẩu TP 140.000, đã giải quyết hỗ trợ được 70.000; nhóm đối tượng bán vé số trên địa bàn TP có 23.000, giải quyết 85%, mỗi người 1 triệu. TP có 366.554 hộ kinh doanh cá thể, đã hỗ trợ 465 tỷ đồng.
Một vấn đề tín dụng đen, cho vay qua App với lãi suất cắt cổ, nhiều người bị khủng bố tinh thần dẫn đến phải tự tử... được nhiều báo quan tâm.
Đại diện Công an TP Hồ Chí Minh, Thượng tá Nguyễn Thế Lâm cho biết: “tín dụng đen”, cho vay qua App hiện đang là tình hình nóng, lực lượng công an có nhiều biện pháp đấu tranh phòng ngừa đối với loại tội phạm này. Cho vay và đòi nợ kiểu tạt sơn, tạt mắm đã giảm; chuyển sang hướng vay qua App, thủ tục vay đơn giản, lãi suất từ 1 đến 5%/ngày. Khi khách hàng không trả nợ, con nợ sẽ bị gọi khủng bố, nhiều cấp độ khủng bố khác nhau.
Hiện nay Công an TP đã nắm vấn đề có và có biện pháp điều tra xử lý; đang thu thập và xử lý 5 vụ, một vụ khởi tố, 4 vụ xác minh. Đối tượng cho vay chủ yếu là người Trung Quốc, Công an TP đã bắt 12 người, truy nã 1. Số khách hàng dính vào tín dụng đen là 68.000 người, triệu tập 6.000 người để cung cấp thông tin. Trung bình khách hàng mất khoảng 600.000 đồng, tổng số tiền các nhóm đối tượng cho vay khoảng 15 tỷ đồng, thu lời khoảng 40 tỷ đồng.
Một vấn đề này khác liên quan đến trách nhiệm của Công an TP, vụ cảnh sát giao thông Tân Sơn Nhất, trấn lột tiền người vi phạm giao thông, theo đại diện Công an TP, qua xác minh, vụ việc này là có thật, thượng uý Huỳnh Tấn Minh có lập biên bảnHuỳnh Đặng Thái Minh. Đồng chí cảnh sát giao thông không nhận, số điện thoại người bị lập biên bản cung cấp không gọi được; người vi phạm không nhận dạng được thượng uý Huỳnh Tấn Minh... Giám đốc Công an TP hiện nay đã ra quyết định thanh tra vụ việc, hiện chưa có kết quả.
Liên quan đến việc ngập nước do mưa và thu phí chống ngập... nhiều báo đặt vấn đề vì sao đầu tư nhiều nhưng mua vẫn ngập; có dư luận sẽ thu phí chống nhập... Huỳnh Thanh Khiết – phó giám đốc Sở Xây dựng cho biết, thực hiện chủ trương xã hội hoá chống ngập (nạo vét, bảo dưỡng hệ thống thoát nước), trong năm 2020 TP sẽ đấu thầu duy tu bảo dưỡng, phải xây dựng đơn giá dịch vụ chống ngập tính trên diện tích...Người dân không phải trả phí chống ngập như dư luận.
Giải thích vì sao việc đầu tư chống ngập chưa mang lại hiệu quả, mưa vẫn ngập, theo ông Huỳnh Thanh Khiết là do các công trình chống ngập chưa hoàn chỉnh, đối với khu vực trung tâm, đến năm 2021 sẽ hết ngập; các khu vực khác tiến độ hết ngập sẽ theo các công trình, chương trình trọng điểm của TP.
Cũng liên quan đến trách nhiệm của Sở Xây dựng về tình hình đốn hạ cây xanh hàng loạt (sau sự việc đáng tiếc ở trường Bạch Đằng), ông Huỳnh Thanh Khiết khẳng định không chủ trương đốn hạ hàng loạt, Sở Xây dựng có hướng dẫn để kiểm tra, phát hiện trực quan những cây có nguy cơ để có hướng xử lý phù hợp...