Thứ 7, 28/09/2024, 06:29 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Hàng Việt bị hất cẳng trên sân nhà: Luật lỏng lẻo 'hại chết' nhà đầu tư nội

Hàng Việt bị hất cẳng trên sân nhà: Luật lỏng lẻo 'hại chết' nhà đầu tư nội
(Tieudung.vn) - Thông tin Metro VN được chuyển nhượng chỉ lộ ra khi mọi việc gần như hoàn tất. Còn ở thương vụ Big C, nhà đầu tư Việt bị đánh bật vào phút chót...

Chính quy định lỏng lẻo đã khiến hàng loạt hệ thống siêu thị nước ngoài tại VN “sang tay” với nhau, còn doanh nghiệp Việt đành đứng ngoài cuộc chơi.

Metro
Sau khi vào tay người Thái, Metro đã tràn ngập hàng Thái. Ảnh: Đ.N.Thạch

Sau khi hệ thống bán lẻ Metro Cash & Carry của Đức tại VN chính thức rơi vào tay BJC (Thái Lan) hồi đầu năm nay với giá 879 triệu USD, nhiều người kỳ vọng Saigon Co.op sẽ thắng trong cuộc đua với Central (cũng của Thái Lan) trong thương vụ mua lại Big C (Pháp) ở VN. Không ai mong muốn thêm một hệ thống phân phối quy mô ở VN rơi vào tay doanh nghiệp (DN) Thái Lan, bởi điều đó đồng nghĩa với việc hàng Việt vốn tương đồng với hàng Thái sẽ bị thu hẹp ngay trên sân nhà. 

   

Thế nhưng, ở vòng đấu cuối cùng, Saigon Co.op đã bị loại ra khỏi cuộc đua vì chưa có giấy phép đầu tư ra nước ngoài. Phía bán nêu khó khăn vì thương vụ này được mua bán bởi công ty nước ngoài đặt ở châu Âu và lo ngại Saigon Co.op không xin được giấy phép để đi đến bước cuối cùng. Ngoài ra, do Big C cần thanh khoản nhanh nên đã sớm chốt thương vụ. Big C đã về tay Central với giá 1,1 tỉ USD...

Lỗ hổng luật

Nếu như Big C đánh bật VN vào phút chót, thì thông tin Metro bán lại hệ thống của mình cho nhà đầu tư khác chỉ lộ ra khi mọi chuyện gần như đã hoàn tất. “Đối tác lo ngại và đặt chúng tôi vào tình thế khó khăn hơn đối thủ cạnh tranh”, ông Diệp Dũng, Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op phát biểu.

Tại sao nhà đầu tư nước ngoài đến VN lấy đất xây dựng siêu thị trải dài khắp cả nước, hưởng những ưu đãi để phát triển nhưng khi bán đi, phía VN hầu như không hay biết?

TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, khẳng định không chỉ riêng Big C, Metro mà rất nhiều công ty nước ngoài bán ở VN nhưng trong nước không biết là kẽ hở của luật pháp, cần phải điều chỉnh. “Đây là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cụ thể là Bộ Công thương. Tôi không hiểu tại sao Bộ Công thương không công bố cho cộng đồng biết, không công khai để DN trong nước nắm bắt thông tin khi DN nước ngoài bán công ty ở VN. Việc các công ty bán lẻ VN đứng ngoài cuộc chơi khiến tôi rất bất ngờ”, ông Doanh nhấn mạnh. 

TS Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ KH-ĐT, cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng dự án ở VN cần thiết phải thông báo cho phía VN. Việc DN nước ngoài bán công ty ở VN phải công khai ngay từ đầu không có quy định trong luật và đó là lỗ hổng.

Phải ưu tiên bán cho Doanh nghiệp Việt

TS Nguyễn Mại cho rằng: “Trước hết VN cần phải hỗ trợ DN trong nước tiếp cận với thị trường bán lẻ nội địa, giúp các DN trong nước liên kết để cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài. Cần phải rà soát lại các loại thuế, phí mà DN Việt gánh trên vai. Đừng thu ngân sách theo kiểu khoán cho hải quan, không đủ thì phải tìm cách thu cho đủ mà thu phải dựa vào tình hình sản xuất của DN. Làm sao cho DN VN có được khoản tích lũy cần thiết để lớn. Bộ Công thương ít khi đưa ra những biện pháp kỹ thuật để hạn chế hàng hóa nước ngoài ào ào vào VN. Nếu áp dụng hết cả các biện pháp nói trên thì chả gì đáng ngại hàng ngoại cạnh tranh ở thị trường trong nước".

Trước thực trạng ngành phân phối VN bị bủa vây bởi các DN nước ngoài, Hiệp hội DN TP.HCM mới đây đã gửi công văn lên Thủ tướng kiến nghị các giải pháp cấp bách để tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn cho các nhà bán lẻ trong nước và kiểm tra việc chấp hành pháp luật của DN bán lẻ nước ngoài.

Công văn cho rằng, chính sách bảo hộ của nhà nước đối với các DN bán lẻ trong nước hiện nay khá lỏng lẻo. Điển hình là quy định ENT (xác định nhu cầu kinh tế cần thiết để mở cửa hàng bán lẻ) được áp dụng mỗi nơi mỗi kiểu. Hậu quả cơ sở bán lẻ nước ngoài được phép mở tràn lan. Trong khi đó, một số nước châu Á hiện có chính sách bảo hộ nhà bán lẻ trong nước mạnh mẽ. Chẳng hạn, Malaysia yêu cầu DN nước ngoài phải liên doanh với DN trong nước; đảm bảo 30% hàng hóa được cung cấp từ các DN vừa và nhỏ nội địa… Còn Ấn Độ yêu cầu DN bán lẻ nước ngoài phải lập liên doanh, không chiếm quá 51%, mức đầu tư tối thiểu là 100 triệu USD, đảm bảo 30% hàng hóa được cung cấp từ các DN nhỏ nội địa (DN có vốn đầu tư không quá 1 triệu USD)…

Ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM, thay mặt cộng đồng DN đề nghị Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ kiểm tra, rà soát toàn bộ công tác cấp phép để mở điểm bán mới đối với các DN bán lẻ nước ngoài tại VN; thanh tra việc kinh doanh những mặt hàng không được phép bán (hàng nhập khẩu) như gạo, đường, thuốc lá… kiểm tra tỷ lệ hàng VN bày bán ở hệ thống siêu thị nước ngoài. Bên cạnh đó, đề nghị Bộ Công thương ngưng cấp phép cho các nhà bán lẻ nước ngoài mở điểm bán mới; đề xuất Bộ KH-ĐT quy định ràng buộc cụ thể đối với nhà bán lẻ nước ngoài, chẳng hạn khi được giao đất phải cam kết hoạt động ít nhất 2/3 thời gian được giao đất. Trong trường hợp bán lại cần ưu tiên bán cho các nhà bán lẻ VN và phải là DN hoạt động có lãi, nộp thuế ít nhất 3 năm mới được chuyển nhượng.

TS Lê Đăng Doanh ủng hộ chủ trương thanh tra các hệ thống bán lẻ nước ngoài ở VN về việc tuân thủ quy định của họ. “Cần thiết phải có sự tham gia của quản lý nhà nước để thị trường bình đẳng, có quy định ràng buộc anh vào nước chúng tôi đầu tư phải bình đẳng hàng hóa trong nước và hàng nhập khẩu. Chứ không phải lợi dụng vị trí chủ siêu thị mà kiếm cách gạt hàng hóa VN ra. Tất cả những vấn đề này cần phải xem xét và cơ quan nhà nước vào cuộc ráo riết, xử lý dựa trên những cơ sở phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế”, ông Doanh nói.

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế này, cũng cần “nhìn lại bản thân mình”, về mặt này VN quá thụ động. Thực tế, VN chưa làm hết khả năng để tự bảo vệ thị trường, DN của mình với những gì lẽ ra chúng ta cần phải làm.

Hàng Việt bị “đá văng” ngay trên sân nhà
Hàng Việt bị “đá văng” ngay trên sân nhà
(Xã hội) - (Tieudung24h.vn) - không chỉ các siêu thị lớn như Metro, Big C mà hệ thống các cửa hàng tiện lợi như B’smart sau khi vào tay đại gia Thái cũng “chê” hàng Việt. hàng Thái dần đẩy hàng Việt ra khỏi kệ. Nếu trước đây hàng Việt vào siêu thị 10 phần thì nay giảm xuống chỉ còn hai, ba phần
Tags:
4.7 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Tử vi ngày 28/9/2024 của 12 cung hoàng đạo: Cự Giải cần có kế hoạch chi tiêu rõ ràng
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ bảy ngày 28/9/2024 của 12 cung hoàng đạo, Cự Giải cần có...
 
Vụ tranh chấp căn nhà cổ của cụ Vương Hồng Sển phải chờ tòa xét xử
(Tieudung.vn) Những người thừa kế căn nhà cổ của cụ Vương Hồng Sển kiện đòi nhà để bán, đã...
 
Bắt tạm giam cựu Giám đốc kinh doanh một công ty phân bón tham ô 2,7 tỷ đồng
(Tieudung.vn) Ngày 26/9, thông tin từ Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh...

Muôn màu

Tử vi ngày 27/9/2024 của 12 cung hoàng đạo: Sư Tử hãy xua tan mọi suy nghĩ tiêu cực
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 27/9/2024 của 12 cung hoàng đạo, Sư Tử hãy xua...
 
Người dân Thanh Hóa xa quê dâng hương tưởng nhớ Đức Thái tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi
(Tieudung.vn) Trong không khí trang nghiêm, với tấm lòng thành kính, Đồng hương Thanh Hoá tại TP Hồ Chí...
 
Tử vi ngày 26/9/2024 của 12 cung hoàng đạo: Bọ Cạp sức khỏe không được tốt
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ năm ngày 26/9/2024 của 12 cung hoàng đạo, Bọ Cạp sức khỏe...

Du lịch - Ẩm thực

Du lịch trang trại:
(Tieudung.vn) Mô hình kinh tế trang trại kết hợp du lịch sinh thái, hay du lịch sinh thái nông...
 
Văn hóa ''Quốc ẩm Việt Trà'' thúc đẩy kinh tế và ngoại giao quốc tế
(Tieudung.vn) Nếu như trong Diễn đàn kinh tế TP Hồ Chí Minh lần thứ 4 năm 2023, Trà đóng...
 
Cách chế biến măng tươi an toàn, tránh bị ngộ độc
(Tieudung.vn) Măng là món ăn được nhiều người yêu thích. Dù mang lại một số lợi ích nhưng măng...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.62550 sec| 887.727 kb