Bà Lê Thị Công, nguyên Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Ảnh: Người lao động |
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, bà Lê Thị Công (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường, người mà ông Lĩnh đã nhắc đến ở trên – PV) nói không phục với quyết định điều chuyển công tác của bà. “Tôi đã gửi đơn xin nghỉ việc nhưng chưa được giải quyết. Ngày 21/6, tôi vẫn đến nhận nhiệm vụ mới và sẽ báo cáo Ban thường vụ Tỉnh ủy để họ xem xét, cho tôi tôi nghỉ theo nguyện vọng”, bà Công nói.
Bà Lê Thị Công được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi Trường (TN&MT) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ tháng 7/2015. Ngày 26/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Văn Trình ký quyết định điều chuyển bà sang làm làm việc tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
Theo bà Công: “Trong thời gian 10 tháng làm giám đốc Sở TN-MT, tôi không vụ lợi trong quá trình giải quyết công việc, đưa đơn vị phát triển. Tôi đã sắp xếp lại bộ máy để phù hợp với năng lực, chuyên môn. Tôi tổ chức giao ban địa chính, đối thoại doanh nghiệp vào chiều thứ 6 hàng tuần và thực hiện họp chuyên đề. Đây là những việc mà trước kia các giám đốc tiền nhiệm chưa ai làm”.
"Trong 10 tháng đương nhiệm, sở lên kế hoạch thanh tra toàn diện 50 dự án trong tỉnh. Hiện sở đang tiến hành xử lý những dự án không triển khai, chậm triển khai để đấu giá hoặc chuyển nhượng nhà đầu tư có năng lực thực hiện. Có nhiều dự án ven biển chậm triển khai 5-6 năm chưa được thực hiện, trước đây, cho thuê đất rồi “bung” luôn. Khi tôi về xây dựng kế hoạch thanh tra, khi đó mới biết những dự án kéo dài nên lên kế hoạch thu hồi hoặc gia hạn đúng luật", bà Công cho biết. |
Tuy nhiên, vị giám đốc sở cho rằng, lãnh đạo tỉnh đánh giá bà chậm trễ trong việc xử lý, giải quyết 4 hồ sơ đất đai nên các nhà đầu tư không thỏa mãn. Dẫn đến, tỉnh đã quyết định điều chuyển bà sang vị trí và lĩnh vực khác là không thỏa đáng!
Trong đơn xin nghỉ, bà Công đã giải trình về việc không giải quyết hồ sơ 4 dự án lớn. “Nếu sở thông qua, đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư thì sẽ vi phạm pháp luật, tạo tiền đề xấu trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường”, bà Công cho biết.
Một trong 4 hồ sơ mà bà Công đề cập là việc đề nghị tách thửa của Công ty TNHH Hồ Tràm. Công ty này được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho thuê diện tích đất 163 ha để xây dựng và kinh doanh Khu du lịch nghỉ dưỡng, giải trí phức hợp, làm Trung tâm hội nghị Quốc tế Hồ Tràm. Thời hạn sử dụng đất là 50 năm, được cấp sổ đỏ. Về sau, công ty có đơn đề nghị Sở TN-MT tách thửa đối với khu đất này nhưng không được bà Công giải quyết.
“Tách ra rồi mua bán, chuyển nhượng, phá vỡ toàn bộ quy hoạch làm tan nát hết. Rất nguy hiểm. Luật đất đai năm 2013 không quy định việc tách thửa kiểu này”, bà Công nhận định.
Bà Công cho biết, trong đơn xin nghỉ việc, bà cũng giải trình và đưa ra vụ sai phạm để dẫn chứng: “Trước đây, Sở TN-MT giải quyết tách thửa khu đất tại đồi Ngọc Tước (TP Vũng Tàu), cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chủ dự án đã chuyển nhượng cho các cá nhân xây dựng, phá vỡ toàn bộ quy hoạch. Với sai phạm này, tỉnh chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm cá nhân đơn vị liên quan. Căn cứ vào pháp luật và thực tế, Sở TN-MT không giải quyết tách thửa dự án Hồ Tràm”.
Nguyên giám đốc sở cho rằng, 4 hồ sơ đất đai mà bà không giải quyết là tồn tại từ nhiều năm trước và bà đã làm đúng quy định. “Cơ quan tài nguyên, môi trường thực hiện theo pháp luật, không thể giải quyết một cách tùy tiện theo yêu cầu nhà đầu tư. Những sự việc không giải quyết được thì mình có văn bản trả lời người ta. Những vướng mắc có thể tháo gỡ trong thẩm quyền thì tháo gỡ, không nằm trong thẩm quyền thì phải xin ý kiến bộ, ngành, Tỉnh ủy”, bà Công cho biết.
Có gì khuất tất trong việc điều chuyển công tác giám đốc sở ?
(Tieudung24h.vn) - Sau khi có quyết định thôi giữ chức giám đốc sở và chuyển sang vị trí mới, bà Công đã làm đơn xin nghỉ việc và kiến nghị, giải trình một số vấn đề. |