Thứ 6, 22/11/2024, 01:51 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Các địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả sau bão

Các địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả sau bão
(Tieudung.vn) - Sáng ngày 8/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có báo cáo bước đầu về thiệt hại do bão số 3 ở các tỉnh thành. Báo cáo được gửi đến Chính phủ sử dụng cho Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) là cơn bão rất đặc biệt, bão hình thành phía Đông của Philipin nhưng mạnh lên thành siêu bão trên biển Đông và là cơn bão mạnh nhất trên biển Đông trong vòng 30 năm qua. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17; khi đổ bộ vào đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió mạnh nhất cấp 13-14, giật cấp 16-17.

Bão số 3 và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa (26 tỉnh, thành phố ); bão gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ, nhất là khu vực miền núi phía bắc đã bị tổn thương rất nặng nề do các đợt mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất dồn dập. Công tác phòng, chống thiên tai luôn được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ sớm từ xa của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và cộng đồng.

Do trời tối, sóng to, gió lớn và mất điện, mất liên lạc nên các địa phương chưa thống kê chính xác được. Trước mắt, sơ bộ một số thiệt hại bước đầu được thống kê như sau:

Bão số 3 khiến 5 người chết (Quảng Ninh 3, Hải Phòng 1, Hải Dương 1); 186 người bị thương (Quảng Ninh 157, Hải Phòng 13, Hải Dương 05, Hà Nội 10); 25 tàu xi măng và gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu ở Quảng Ninh; Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng.

Do thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh đã làm 3.279 nhà ở bị hư hỏng; 401 cột điện bị gãy đổ; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu , cột viễn thông bị gãy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, gãy đổ la liệt trên các tuyến đường tại các tỉnh, TP Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội,..

Các địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả sau bão

Nhiều cây xanh đô thị bị bật gốc sau bão số 3.

Về nông nghiệp có 121.500ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hại; 5.027ha cây ăn quả bị hư hại, trên 1.000 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi (chủ yếu ở Quảng Ninh).

Vào khoảng 0 giờ 5 phút ngày 08/9, tại Xóm Chầm, xã Tân Minh huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình xảy ra vụ sạt lở đất vào 1 hộ gia đình làm 4 người chết, 1 người bị thương.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, trong bão số 3, một số nơi đã có lượng mưa lên đến hơn 200mm. Ngày 8/9, các tỉnh khu vực phía Bắc, kể cả khu vực đồng bằng, trung du, miền núi sẽ tiếp tục có các đợt mưa lớn, có nơi mưa từ 150-250mm.

Theo ông Khiêm, với lượng mưa như vậy, cảnh báo mức độ rất nguy hiểm về lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra. Cụ thể, nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình và Thanh Hóa.

Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia tiếp tục nhấn mạnh đến yếu tố nguy hiểm từ hoàn lưu bão số 3 rất rộng, bao trùm cả khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

"Trong hệ thống mây rộng này có thể xuất hiện các ổ mây đối lưu gây mưa giông, lốc và gió giật xoáy, còn tiếp tục ảnh hưởng đến các hoạt động ngoài trời", ông Khiêm cảnh báo.

Và ngay cả với khu ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, dù bão số 3 đã đi qua, vẫn cần đề phòng hiện tượng sóng cao và nước dâng, có thể ảnh hưởng mạnh đến tàu thuyền ven bờ và hoạt động nuôi trồng thủy sản.

"Bão số 3 suy giảm thành áp thấp nhiệt đới và tan dần, nhưng từ ngày 8/9 rất phải chú ý những cảnh báo nêu trên, tuyệt đối không được chủ quan", ông Khiêm nói.

Dù đã thực hiện các biện pháp phòng chống bão từ sớm, tuy nhiên đây là cơn bão rất mạnh, đổ bộ với thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh nên thiệt hại vẫn còn rất lớn nhất là tài sản. Một số chủ tầu và các thuyền viên chưa tuân thủ hướng dẫn, kêu gọi của chính quyền và cơ quan chức năng phải lên bờ khi bão đổ bộ, dẫn đến bị mất tích, không liên lạc được khi neo tầu bị đứt, trôi dạt.

Mặc dù chính quyền khuyến cáo người dân không lưu thông trên đường khi bão đổ bộ nhưng vẫn có tình trạng người dân lưu thông dẫn đến thiệt hại đáng tiếc do cây đổ. Một số nơi chưa thực hiện nghiêm túc việc cắt tỉa cành cây, chằng chống nhà cửa, công sở, kho tàng, biển báo, biển quảng cáo,.. dẫn đến bị tốc mái, gãy đổ rất nhiều.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tan dần trên khu vực phía Tây Bắc Bộ, song hoàn lưu của bão còn tiếp tục gây mưa lớn đến hết ngày 9/9 cho các tỉnh Bắc Bộ, nhất là khu vực Tây Bắc với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, cục bộ có nơi đến 350mm.

Để sớm ổn định nhân dân, khôi phục sản xuất, đồng thời triển khai ứng phó với mưa lớn sau bão, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo: Đối với vùng đồng bằng, ven biển do vẫn còn sóng to, gió lớn nên tiếp tục duy trì nghiêm lệnh cấm biển; kiên quyết không để người dân quay trở lại trên tàu cá, các lồng, bè, chòi canh khi chưa đảm bảo an toàn.

Các địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả sau bão

Các địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả sau bão

Triển khai tất cả các biện pháp tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các tầu thuyền bị đứt neo trôi dạt và người còn mất tích trên biển; tổ chức thăm hỏi, động viên và thực hiện các chính sách đối với các gia đình có người bị thiệt mạng, bị thương.

Tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả do bão gây ra; đảm bảo cung cấp, hỗ trợ đủ lương thực, , nước sạch, tuyệt đối không để người dân bị đói, rét; huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.

Ưu tiên nguồn lực được hỗ trợ sửa chữa trường học, bệnh viện; hỗ trợ, dọn dẹp, vệ sinh trường, lớp để đưa học sinh trở lại lớp học. Dọn dẹp, xử lý môi trường đảm bảo ngăn chặn để không phát sinh dịch bệnh sau bão.

Tập trung vận hành các trạm bơm và hệ thống công trình thủy lợi để tiêu úng cứu diện tích lúa và hoa mầu bị ngập; chuẩn bị sẵn sàng nguồn giống để khôi phục sản xuất ngay sau bão. Tập trung vận hành tiêu úng cho các khu vực đô thị, khu công nghiệp và vùng trũng thấp. Tập trung khắc phục ngay sự cố hệ thống lưới điện, thông tin,... để sớm cung cấp điện phục vụ tiêu úng và sinh hoạt của người dân.

Đối với khu vực miền núi phía Bắc, triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn.

Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố thông tuyến giao thông.

Kiểm tra, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ chứa xung yếu, đã đầy nước; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông để người dân chủ động nắm bắt, động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại. Duy trì lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Tags:
4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Sửa Luật Quảng cáo: rà soát, đối chiếu với các luật để hạn chế chồng chéo
(Tieudung.vn) Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn...
 
TP Hồ Chí Minh: Bắt ca sĩ Quốc Kháng và Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy
(Tieudung.vn) Do có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên ca sĩ Quốc Kháng và Lê Nguyễn...
 
Chuyển Công an điều tra Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn
(Tieudung.vn) Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn bị Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh...

Muôn màu

Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ không nên vội vàng bỏ cuộc
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Xử Nữ không nên...
 
Căng thẳng mùa deadline cuối năm: Làm gì để giảm stress, giải nhiệt cuộc sống mỗi ngày?
(Tieudung.vn) “Dù công việc gia tăng mỗi ngày nhưng mình có cách giảm stress, thích nghi với deadline gấp...
 
Tử vi ngày 21/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Song Ngư không nên quá căng thẳng
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ năm ngày 21/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Song Ngư không nên...

Du lịch - Ẩm thực

Phở bò Việt Nam lọt top 20 món súp ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất...
 
3 điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
(Tieudung.vn) An toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn...
 
Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế cuối năm
(Tieudung.vn) Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.92136 sec| 888.43 kb