Thứ 4, 02/04/2025, 04:14 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Bộ LĐTB&XH đề xuất 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Bộ LĐTB&XH đề xuất 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần
(Tieudung.vn) - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội vừa trình Chính phủ Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, trong đó nội dung được nhiều người lao động quan tâm là quy định về rút bảo hiểm xã hội một lần.

Dự thảo luật Bảo hiểm sửa đổi nêu rõ, người lao động yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; Ra nước ngoài để định cư.

Bên cạnh đó, người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS; Người đang bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng không thuộc trường hợp quy định của Bộ Y tế nếu yêu cầu sẽ được rút bảo hiểm xã hội một lần.

Bộ LĐTB&XH đề xuất 2 phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Về quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nêu ra hai phương án.

Phương án 1 giữ nguyên quy định hiện hành. Cụ thể, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm, người lao động sẽ được rút bảo hiểm xã hội một lần.

Phương án 2 được đưa ra là, sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Như vậy với phương án này thì người lao động chỉ được rút tối đa không quá 50% tiền bảo hiểm xã hội một lần nếu chưa đủ tuổi hưu. Phần còn lại sẽ được bảo lưu và người lao động sẽ nhận lại khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Việc đưa ra phương án 2 nhằm khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu.

Khi thực hiện Luật BHXH năm 2014, vấn đề rút BHXH một lần được rất nhiều lao động, nhất là công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất quan tâm và phát sinh nhiều vướng mắc trong thực tế. Do đó, điều 60 Luật BHXH năm 2014 phải tạm dừng thi hành.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong giai đoạn 2016-2020, bình quân mỗi năm có khoảng gần 750.000 người rút BHXH một lần. Đặc biệt, số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần có xu hướng gia tăng từng năm. Điều này đang đặt ra thách thức đối với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến độ bao phủ đối tượng hưởng lương hưu tăng chậm.

Theo thống kê cho thấy, trong tổng số những người giải quyết bảo hiểm xã hội một lần có gần 10% là những người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 10 năm trở lên.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên nhân của việc gia tăng số người rút BHXH một lần là họ gặp khó khăn về tài chính, phải đối mặt với các nhu cầu tài chính trước mắt như trang trải cho gia đình, đầu tư cho con học, nợ nần, chi phí sinh hoạt sau mất việc làm…

Bên cạnh đó, quy định về thời gian đóng bảo hiểm xã hội 20 năm để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí là quá dài, không phù hợp với khả năng tạo và duy trì việc làm cho người lao động của nền kinh tế. và điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần quá dễ dàng.

Chính vì vậy, trong dự thảo Luật BHXH lần này đã đề xuất rút thời gian đóng BHXH từ 20 năm xuống 15 năm và bảo lưu sẽ được một số quyền lợi liên quán đến BHYT… Trong thời gian qua, đã có rất nhiều đề xuất về điều kiện rút BHXH một lần nhưng phương án 2 chỉ cho rút 50% mức tối đa và kèm các điều kiện bảo lưu là phương án được ban soạn thảo lựa chọn.

Theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị quyết 93, người lao động nếu sau 1 năm không làm việc, không tham gia bảo hiểm xã hội có thể hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Mức hưởng bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương đóng cho mỗi năm tham gia bảo hiểm xã hội trước năm 2014 và 2 tháng mức bình quân tiền lương đóng cho mỗi năm tham gia sau đó.

Tags:
4.7 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Luật Thủ đô 2024: Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất
(Tieudung.vn) Quá trình đô thị hóa mang lại những thay đổi tích cực cho diện mạo Thủ đô, nhưng...
 
Vụ Quang linh Vlogs và Hằng Du Mục quảng cáo lố kẹo rau củ Kera: Công an Đắk Lắk vào cuộc!
(Tieudung.vn) Liên quan đến vụ việc kẹo rau củ Kera do Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục và Hoa...
 
Lập biên bản việc Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục tổ chức họp báo
(Tieudung.vn) Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm, UBND phường Tràng Tiền và...

Muôn màu

Tử vi ngày 2/4/2025 của 12 cung hoàng đạo: Bọ Cạp đừng nóng vội
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ tư ngày 2/4/2025 của 12 cung hoàng đạo, Bọ Cạp đừng nóng...
 
Lịch âm 2/4 chính xác nhất, lịch vạn niên ngày 2/4/2025: Việc nên và không nên làm?
(Tieudung.vn) Xem lịch âm hôm nay 2/4/2025? Lịch vạn niên 2/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu, việc nên...
 
Tử vi ngày 1/4/2025 của 12 cung hoàng đạo: Sự nghiệp của Kim Ngưu không thuận lợi
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ ba ngày 1/4/2025 của 12 cung hoàng đạo, sự nghiệp của chòm sao Kim...

Du lịch - Ẩm thực

Bí quyết giúp nướng thịt thơm ngon, an toàn sức khỏe
(Tieudung.vn) Món nướng luôn được mọi người yêu thích nhưng khi chế biến rất dễ bị cháy làm cho...
 
Rau muống xào tỏi lọt top 100 món rau ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Mới đây, chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas đã công bố 100 món rau ngon nhất...
 
Lạc bước giữa huyền thoại Bunun - Một xứ Đài khác lạ
(Tieudung.vn) Nếu bạn tìm kiếm một Đài Loan (Trung Quốc) không chỉ có những tòa nhà chọc trời hay...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »
Liên kết hữu ích

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.92311 sec| 874.727 kb