Từ kinh nghiệm của mình về cách hồi phục vườn cây ăn trái nhiễm mặn mà một lão nông đã sẵn sàng chia sẻ và đưa ra lời khuyên đó là: bà con nông dân cần nắm kỹ tình trạng sinh trưởng của cây và kết hợp nhiều biện pháp xử lý khác nhau, hạn chế tối đa thiệt hại từ xâm nhập mặn gây ra, từ đó giúp ra trái đều đặn.
Lão nông ấy chính là ông Trần Văn My ở xã An Khánh (Châu Thành – Bến Tre), một trong số những nông dân tích cực sáng tạo trong việc khắc phục xâm nhập mặn tại địa phương. Năm 2020 vừa qua, tuy xâm nhập mặn diễn biến phức tạp và đem lại rất nhiều hậu quả nặng nề, nhưng vườn của ông My nhờ được chăm sóc và áp dụng các biện pháp xử lý mặn, nên vẫn tươi tốt, cho năng suất cao. Chia sẻ về bí kíp phục hồi xâm nhập mặn, ông My nhiệt tình hướng dẫn các kinh nghiệm từ khử nước, vệ sinh vườn, chăm bón và xử lý đất.
Khử nước nhiễm mặn
Khử nước nhiễm mặn là mốt bước quan trọng nhất trong phục hồi vườn cây nhiễm mặn. Ông Trần Văn My thường xuyên đo độ mặn của nước. Khi nước nhiễm mặn, thì ngưng tưới. Nếu trời đổ mưa, bà con cần quét dọn sạch lá cây ở gốc rồi bón vôi tầm 1kg/gốc và đợi nửa tháng sau mới bón phân.
Bên cạnh đó, bà con cần khử phèn mặn tích tụ trong đất bằng cách khai thông mương rạch để nước luân chuyển trong mương vườn, tưới nhiều nước. Xới nhẹ chung quanh mô cây nhằm tạo sự thông thoáng cho bộ rễ, tạo điều kiện cho hệ thống rễ cây hồi phục nhanh để cây hấp thu dinh dưỡng tốt. Từ đó sẽ giúp cây mau phát triển và góp phần thúc đẩy nhanh việc rửa phèn mặn.
Vườn cây ăn trái đã bị nhiễm mặn thì cần tưới nước liên tục khoảng 5-7 ngày, với lượng nước lớn để rửa trôi lượng muối đã tích tụ trong đất, việc rửa mặn phải thực hiện qua nhiều mùa.
Cách ngăn hạn mặn xâm nhập tốt nhất là những vườn cây có diện tích đủ rộng thì bà con nên đào một ao chứa nước ngọt rộng khoảng 200 đến 300 mét vuông, phải đào sâu hơn mực nước mùa khô để trữ nước ngọt, độ sâu của ao phải đạt mức đủ trữ nước ngọt khi hạn mặn xẩy ra, các đường mương bên trong vườn cũng phải sâu hơn bình thường, bên cạnh đó cần phải có đê bao quanh vườn và có hệ thống cống chặn nước ra vào để khi hạn mặn xảy ra nước mặn sẽ không xâm nhập được vào ao được.
Ông My đang chăm sóc vườn bưởi nhiễm mặn
Để rửa triệt để đất nhiễm mặn thì bà con cần phối kết hợp vừa rửa nước ngọt vừa dùng vôi để giải phóng ion Na+ ra khỏi keo đất tạo thuận lợi cho việc rửa mặn, liều lượng khoảng 300-500kg/ha (tùy theo độ pH đất).
Loại vôi thường dùng: Vôi thường (Cao), Thạch cao (Canxi Sunfat – CaSO4), Canxi Nitrat. Khi rửa đất nhiễm mặn bà con nên đo lường kỹ chỉ số pH của đất để từ đó có căn cứ sử dụng liều lượng vôi thích hợp. Nếu bà con thấy đất nhiễm mặn cao (độ pH thấp) thì nên bón thêm vôi bằng cách hòa vôi với nước, tưới quanh gốc.
Chăm sóc cây nhiễm mặn như thế nào cho hiệu quả?
Cách mà ông Trần Văn My chăm sóc cây nhiễm mặn đó là: thường rải phân bón N.Humate+TE với tỉ lệ 100g/gốc, sau đó tưới nước lên để giữ ẩm cho gốc. Bà con chú ý chỉ tưới nước cho gốc chứ không tưới lá. Sau đó, bón phân hữu cơ với tỉ lệ 2 -3 kg/gốc. Ngoài ra, bà con cần cung cấp thêm những loại phân bón có công thức đạm và lân cao để giúp cây ra chồi lá mới, nên bổ sung phân bón lá có chứa các dinh dưỡng trung, vi lượng, các axit amin để giúp cây nhanh phục hồi. Trong giai đoạn này, ông My sử dụng phân bón NPK Cà Mau 16-16-13 với liều lượng 300 – 400g/gốc cho vườn cây ăn trái của nhà mình.
Ngoài ra, bà con cần vệ sinh vườn sạch sẽ để vườn thoáng khí, cây phát triển bởi vệ sinh vườn là vô cùng cần thiết để tập trung dinh dưỡng cho cây hồi phục, loại bỏ những cành sâu bệnh, cành vô hiệu, cành chết. Sau thời gian dài khô hạn, ngay khi được tưới đủ nước cây sẽ ra hoa, đậu trái rất nhiều. Nhưng bà con không nên giữ tất cả trái và hoa vì sẽ khiến cây kiệt sức, không đủ dinh dưỡng để phát triển. Bà con nên theo dõi tỉa bớt hoa, trái tùy theo sức khỏe của cây, giúp trái nhận được đủ dinh dưỡng sẽ phát triển tốt, nặng ký, căng tròn đẹp mắt. Đối với những cây hoặc những mảnh vườn bị suy kiệt, bà con nên loại bỏ hết trái để cây tập trung dinh dưỡng phát triển cành lá và cho năng suất vụ sau.
Các bí kíp hạn chế tác hại của mặn đến cây ăn trái của ông My muốn chia sẻ cho bà con, đồng thời ông cũng khuyên bà con cần thực hiện kịp thời các phương pháp sau đây: Nên đo kiểm tra độ mặn bằng máy; Đo kiểm tra độ mặn trước khi bơm nước tưới cây; Đối với những nơi gần cửa biển: Nếu nước mặn vượt trên ngưỡng chịu đựng của cây trồng thì đợi con nước kém hoặc nước ròng (lúc này độ mặn giảm thấp) đo kiểm tra độ mặn, nếu nước tốt thì bơm nước vào mương vườn và đóng cống trữ nước lại trong mương. Lưu ý, lúc bơm thì đặt bơm mực cạn, không nhấn bơm mực sâu bởi lớp nước trên mặt ít mặn hơn lớp nước phía dưới; Thông thường tầm 15 và 30 âm lịch, khi nước sông dâng cao, nên đóng chặt cống đập, không để nước xâm nhập vào mương vườn vì lúc này nước sẽ có độ mặn cao. Nếu nước mặn đã lỡ xâm nhập vào mương thì bà con nên đóng cống và bơm tháo nước ra, đợi nước có triều thấp, kiểm tra lại độ mặn, nếu nước tốt thì bơm vào trữ trong mương vườn; Hạn chế tưới nước cho cây: Giảm số lần tưới và lượng nước tưới ở mức thấp nhất. Chỉ tưới cho cây với lượng nước rất ít, đủ cho cây không bị héo lá vì tưới nhiều lần và tưới nhiều nước; Chú ý không để mặt đất bị khô nứt.
Trong quá trình phục hồi vườn ăn trái, ông Trần Văn My đã tham khảo và quyết định sử dụng phân bón NPK Cà Mau cho vườn cây ăn trái của nhà mình. Quyết định này đã đem đến hiệu quả cao khi vườn cây ăn trái của ông dưới sự hướng dẫn chi tiết và tỉ mỉ của các chuyên gia đã khử được độ mặn, trở nên khỏe mạnh và mang lại vụ mùa năng suất cao sau khi bị nhiễm mặn nặng. “Vậy nên ngoài các yếu tố trên thì việc lựa chọn loại phân bón phù hợp cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cũng rất quan trọng. Bà con nên ghi nhớ!”, ông Trần Văn My nhắn nhủ.