Hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên là đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành sẽ được đưa về kho bảo quản trong khi chờ kết quả kiểm tra. Ảnh: baodautu.vn
Hàng hóa được phép đưa về kho bảo quản
Tại Điều1.32 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên được đưa về bảo quản theo quy định tại Điều3. 9 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư của Bộ Tài chính về doanh nghiệp ưu tiên.
Theo đó, hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên là đối tượng phải kiểm tra chuyên ngành sẽ được đưa về kho bảo quản trong khi chờ kết quả kiểm tra tránh tình trạng tồn đọng và làm hư hại hàng hóa dễ hư hỏng.
Vào thời điểm hàng hóa được đưa về kho bảo quản sẽ phát sinh trách nhiệm của Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối việc kiểm tra, giám sát hoạt động bảo quản của người khai hải quan.
Trước khi kiểm tra kho, Hải quan không có nghĩa vụ thông báo trước cho người khai hải quan. Ảnh: exim.com.vn
Các trường hợp kiểm tra kho bảo quản
Nếu hết thời hạn 30 ngày mà Chi cục hải quan không nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành và cơ quan kiểm tra chuyên ngành không có văn bản đề nghị kéo dài thời gian kiểm tra. Hay khi cơ quan Hải quan có thông tin về việc bảo quản lô hàng không đúng quy định, hoặc không được đưa về địa điểm bảo quản như đã đăng ký. Hoặc địa điểm bảo quản không có địa chỉ rõ ràng, không được ngăn cách với khu vực xung quanh đảm bảo việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa theo quy định tại Điều b.3.33 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
Trong những trường hợp này Chi cục hải quan quyền kiểm tra kho bảo quản hàng hóa nhập khẩu của người khai hải quan theo quy định tại Điều 21.1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 5.32 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Trước khi tiến hành kiểm tra, Chi cục Hải quan không có nghĩa vụ thông báo trước cho người khai hải quan mà có thể kiểm tra đột xuất. Người khai hải quan lúc này có nhiệm vụ phối hợp, có nghĩa vụ xuất trình hàng hóa đang bảo quản để cơ quan hải quan kiểm tra khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra tại địa điểm bảo quản.