Trương Hữu Thuận làm giám đốc công ty công nghệ chi nhánh ở Thành phố Cần Thơ. Cuối năm 2013, anh được người bạn cho một ít hạt giống khổ qua rừng gieo thử.
“Lúc ấy tôi chỉ trồng để ăn thôi, nhưng khi thấy dây khổ qua rừng lên tươi tốt, cho nhiều trái thì bắt đầu hứng thú với cây trồng này. Tôi tìm kiếm thông tin thì thấy khổ qua rừng có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, trong khi đó nguồn cung không nhiều. Bán thử nghiệm thì người tiêu dùng khá ưa chuộng. Để có thêm kinh nghiệm, tôi tìm đến tham quan mô hình trồng khổ qua rừng ở Đồng Nai thấy khá hiệu quả và quyết định mua hạt giống tại đây để nhân rộng”, anh Thuận bộc bạch.
Không chỉ làm trà bằng trái khổ qua mà anh Thuận còn tận dụng cả dây và lá để làm trà túi lọc. |
Sau khi tính toán anh Thuận đã xin nghỉ việc vào năm 2014. Với số vốn 500 triệu hiện có trong tay anh thuê một héc-ta đất ở Tp.Cần Thơ để trồng khổ qua rừng. Do nhu cầu thị trường Sài Gòn lúc ấy mỗi ngày 100-200kg, còn Cần Thơ chỉ vài chục kg, mà trong khi đó 1ha của anh thu hoạch 500kg đến 1 tấn một ngày nên hàng bán không kịp. Vậy là dẫn đến thua lỗ.
Không nản chí anh tiếp tục trồng quy mô nhỏ thu hoạch nhiều lần theo mô hình trồng cuốn chiếu. Thiếu vốn anh đã bán mảnh đất tại Tp.HCM và vay mượn thêm tiền của bạn bè để đầu tư.
Vụ thứ 3 với khát khao thành công anh đã dùng nhiều phân bón hơn tuy nhiên do dùng phân bón không đúng cách nên khổ qua không phát triển mà bị hỏng, anh tiếp tục thua lỗ.
Rút kinh nhiệp từ vụ thứ nhất với vụ thứ hai vụ thứ ba anh quyết định không sử dụng loại phân bón nào và áp dụng kĩ thuật nhằm tạo sản phẩm sạch. Thế nhưng sau khi thu hoạch trừ chi phí thì thì hiệu quả không cao mà còn tốn nhiều công sức. Ưu điểm của phương pháp trồng hữu cơ này, khổ qua có có tác dụng điều trị tiểu đường cao huyết áp giảm mỡ máu… nhưng nếu thu hoạch cây sẽ nhanh chết.
Phân trùn quế trộn với tro trấu bón cho cây khổ qua. |
Rút ra được kinh nghiệm quý báu đó cộng thêm những gì anh tìm hiểu được, anh đã dành ra một diện tích nhỏ để nuôi trùn quế lấy phân trộn với tro trấu bón cho cây. Để phòng trừ các loài ruồi đục trái, sâu ăn lá… anh phun tỏi pha với rượu, treo long não lên cây. Nhờ thế, cây không những phát triển tốt mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Với 3.000-4.000m2 đất, hơn 2000 dây khổ qua mỗi tháng anh thu hoạch được khoảng 300kg trái. Tận dụng hết các bộ phận của khổ qua anh dùng lá, dây để sản xuất ra trà dây và trà túi lọc với thương hiệu Thuận Lộc. Hiện giá trà trái khổ qua thành phẩm được anh bán 600.000 đồng một kg, còn trà túi lọc 650.000 đồng một kg. Ngoài bán tại Cần Thơ, TP HCM, anh còn tham gia bán hàng tại phiên chợ xanh tử tế do Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức.
Sắp tới anh Thuận dự định sẽ mở rông quy mô trồng sản xuất các sản phẩm từ khổ qua xuất khẩu đi các quốc gia khu vực Đông Nam Á