Chủ nhật , 06/04/2025, 19:52 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Doanh nghiệp xây dựng với nỗi lo nợ đọng

Doanh nghiệp xây dựng với nỗi lo nợ đọng
(Tieudung.vn) - Chủ đầu tư nợ nhà thầu chính, nhà thầu chính nợ nhà thầu phụ, các nhà thầu nợ nhà cung cấp... Đây đang là thực trạng trong lĩnh vực xây dựng hiện nay khi mà hành lang pháp lý không đủ mạnh để giải quyết những tranh chấp trong hoạt động của các nhà thầu.

Tiền nợ chiếm tỷ trọng lớn

Giám đốc Công ty TNHH và Xây dựng Hòa Thành Building Trần Văn Hòa , với công ty, trong cơ cấu doanh thu có khoảng hơn 50% tiền nợ vẫn chưa thể thu được. Thậm chí, có không ít trường hợp những khoản thu đã hơn 4 năm nay vẫn chưa thể lấy lại.

"Thị trường khó khăn, dẫn đến không bán được sản phẩm, chúng tôi cũng không thể đòi lại được tiền xây dựng. Thậm chí, có trường hợp chủ đầu tư có tiền nhưng lại mang đi sử dụng làm việc khác, không thanh toán cho nhà thầu" - ông Trần Văn Hòa than thở.

Doanh nghiệp xây dựng với nỗi lo nợ đọng

Nợ đọng xây dựng khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính. Ảnh: Hải Linh

Không chỉ riêng Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Hòa Thành Building, mới đây, câu chuyện Công ty CP Đầu tư xây dựng Ricons yêu cầu mở thủ tục phá sản với Công ty CP Xây dựng Coteccons liên quan đến khoản công nợ quá hạn nhưng kéo dài nhiều năm không thanh toán cho thấy, trong bối cảnh tiêu thụ khó khăn, tình trạng nợ phải thu khó đòi - hay nợ đọng đang rất trầm trọng, đẩy nhiều nhà thầu vào nguy cơ phải giải thể, phá sản.

Theo đại diện Công ty CP Xây dựng Coteccons, nguyên nhân công nợ phát sinh bắt đầu từ giai đoạn trước năm 2019, Coteccons và Ricons chịu sự điều hành và xác định như là những thành phần đóng góp cho một hệ sinh thái gồm 7 công ty thành viên có sự liên kết lẫn nhau, bao gồm: Coteccons, Unicons, Ricons, Newtecons, BM Windows, Sol E&C, Boho.

Trong quá trình hoạt động trong một hệ sinh thái, một số Ricons làm tổng thầu xây dựng phát sinh những giao dịch bên liên quan đến Coteccons với vai trò là nhà thầu phụ tại dự án như: dự án Regina Hưng Yên, Thiết kế dự án Đông Á và một số giao dịch cho thuê thiết bị, sử dụng tiện ích giữa hai công ty. Những công nợ phát sinh hiện nay vẫn chưa được quyết toán xong do vướng mắc về vấn đề xác định giá trị công nợ kèm theo những chứng từ đạt đủ điều kiện về pháp lý.

Tương tự, một số dự án Coteccons làm tổng thầu có phát sinh những công nợ cho Ricons với vai trò là nhà thầu phụ cũng chưa được quyết toán xong như: dự án Newtaco, Regina Giai đoạn 4, 5 6, dự án nhà máy Vinfast và dự án Simco.

"Thời gian gần đây, có nhiều biến cố vô cùng bất lợi cho ngành xây dựng, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng nhà ở đô thị và du lịch. Kể từ năm 2017, rất ít dự án nhà ở đô thị được cấp giấy phép xây dựng, trong khi đó nguồn nhân lực trong ngành vẫn tiếp tục tăng trong khi nguồn việc lại sụt giảm rất mạnh. Từ thực trạng thiếu việc làm tạo nên mất cân đối cung cầu đã khiến cho thị trường xây dựng trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết" - đại diện Coteccons cho hay.

Cần có giải pháp đủ mạnh

Giám đốc tài chính Công ty CP Xây dựng Module 9 Phạm Tuấn Linh cho biết, tình trạng nợ đọng đến từ việc hợp đồng xây dựng đang thiếu chặt chẽ, thiếu cơ sở cho việc thanh quyết toán và giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công. Đối với những hợp đồng mà chủ đầu tư là vốn tư nhân luôn tìm cách trì hoãn thanh toán từ việc "làm khó" hồ sơ, không có người ký... Thậm chí, khi quyết toán sẽ viện đủ lý do để trốn tránh hoặc trì hoãn, trong khi công trình hay hạng mục đã bàn giao, đưa vào sử dụng.

"Phải có hành lang pháp lý đủ mạnh, rõ ràng như sau bao lâu kể từ ngày bàn giao công trình, phải phê duyệt xong quyết toán, quá thời hạn thì sẽ phải chịu trách nhiệm, không cho phép bàn giao vận hành. Bên cạnh đó, chúng tôi rất mong Chính phủ có những chính sách khác hỗ trợ cho hoạt động của DN" - ông Phạm Tuấn Linh chia sẻ.

Đồng quan điểm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kỹ thuật công trình Việt Nam Lê Hồng Minh cho biết, chưa có thống kê chính thức tình trạng nợ đọng xây dựng là bao nhiêu nhưng thực tế hầu hết nhà thầu đã từng hoặc đang tồn tại các khoản nợ khó đòi, phải trích dự phòng nợ xấu. Hiện nay, nhiều nhà thầu rơi vào tình trạng khó khăn tài chính, nợ lương, nợ bảo hiểm , thậm chí giải thể, phá sản.

Nhiều dự án đã bán hết sản phẩm (, sàn văn phòng… được hình thành từ tài sản của nhà thầu), chủ đầu tư đã thu đủ tiền, thậm chí lãi lớn, lấy tiền đi đầu tư dự án khác nhưng vẫn không trả tiền cho nhà thầu. Hậu quả, các nhà thầu không dám mở rộng quy mô, đầu tư công nghệ, thiết bị, sa thải người lao động, thu hẹp phạm vi cung cấp, thậm chí không nhận phần cung cấp thiết bị, vật liệu mà chỉ cung cấp nhân công, làm nhà thầu phụ cho thầu chính hoặc các công ty nước ngoài.

Về giải pháp, ông Lê Hồng Minh kiến nghị, tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015, đặc biệt Thông tư 02/2023/TT-BXD ngày 3/3/2023 bổ sung yêu cầu bắt buộc ở điều khoản về trách nhiệm của bên giao thầu (chủ đầu tư) phải có điều khoản về bảo đảm thanh toán. Cụ thể, bên giao thầu phải phát hành bảo lãnh thanh toán (do ngân hàng phát hành) có nội dung tổ chức bảo lãnh/ngân hàng chi trả toàn bộ số tiền, tương ứng với giá trị vật tư, vật liệu, thiết bị... nhà thầu đã đưa vào công trường căn cứ hồ sơ nhập vật tư thiết bị vào công trường.

Cần bổ sung vào Luật Đấu thầu cơ chế bảo lãnh thanh toán của chủ đầu tư. Khi thực hiện xong 60 - 65% giá trị khối lượng gói thầu chủ đầu tư phải cam kết thực hiện bảo lãnh để bảo đảm đủ vốn thanh toán cho gói thầu. Mức bảo lãnh là số tiền còn phải thanh toán giá trị khối lượng còn lại của gói thầu.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, TS Dương Văn Cận

 

Tags:
3.5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Dự án khởi nghiệp Thanh niên nông thôn: Bệ phóng cho những giấc mơ kinh doanh
(Tieudung.vn) Sáng 27/11, tại TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình), Vòng Chung kết Cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp...
 
Hỗ trợ start-up Việt giảm thiểu thất bại, bước ra thế giới 
(Tieudung.vn) Viet Unicorn là sáng kiến quốc tế hỗ trợ start-up Việt với kỳ vọng từng bước hiện thực...
 
Dự án về khoai mì Củ Chi giành giải nhất cuộc thi khởi nghiệp Xanh
(Tieudung.vn) Dự án đến từ TP Hồ Chí Minh “Các dòng bánh khoai mì dinh dưỡng Cusami” của Mai Tuấn...

Thương hiệu

Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao: Sẵn sàng cho chặng đường phát triển mới
(Tieudung.vn) Lễ Công bố Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) không chỉ là một sự kiện thường niên,...
 
Masan MEATLife đặt mục tiêu 2025 tăng trưởng hai chữ số
(Tieudung.vn) Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với Masan MEATLife (MML) khi doanh nghiệp đạt...
 
Doanh nghiệp bán lẻ nào đang sở hữu điểm bán quy mô hàng đầu Việt Nam?
(Tieudung.vn) Doanh nghiệp bán lẻ sở hữu điểm bán hàng đầu Việt Nam WinCommerce dự kiến đạt tăng...

Tin Doanh nghiệp

Nợ xấu của Sacombank có khả năng mất vốn lên đến 8.869 tỷ đồng, tăng 81%
(Tieudung.vn) Nợ có khả năng mất vốn tại Sacombank từ 4.900 tỷ đồng lên tới 8.869 tỷ đồng, tăng...
 
Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt: đâu là yếu tố “sống còn” cho doanh nghiệp
(Tieudung.vn) Tối 5/4, Viện Doanh Trí phối hợp với Câu lạc bộ CEO 1983 (Hội Doanh nghiệp trẻ Hà...
 
Thêm góc nhìn về chính sách thuế gây “sốc” của Mỹ
(Tieudung.vn) Chia sẻ góc nhìn về chính sách thuế đối ứng của Mỹ, PGS.TS Đào Ngọc Tiến chuyên...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »
Liên kết hữu ích

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.40575 sec| 877.68 kb