Thứ 6, 22/11/2024, 04:35 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

13 Doanh nghiệp xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam có nguy cơ mất trắng 3 triệu USD tại Nepal

13 Doanh nghiệp xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam có nguy cơ mất trắng 3 triệu USD tại Nepal
(Tieudung.vn) - Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, hiện nay có 58 container của 13 doanh nghiệp xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam đang bị mắc kẹt ở cảng Birgunj - Nepal và cảng Kolkata - Ấn Độ, tổng trị giá trên 3 triệu Đô la Mỹ.

Cụ thể, ngày 25/3/2020 Chính phủ Nepal ra lệnh cấm nhập khẩu 5 mặt hàng trong đó có Hồ tiêu, lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 6/4/2020 và không áp dụng cho LC mở trước ngày 29/3/2020. Mặc dù đã biết được thông tin có lệnh cấm từ Chính phủ Nepal nhưng theo thông báo từ các nhà nhập khẩu Nepal thì lệnh cấm trên chỉ cấm những lô hàng vận chuyển sau ngày 29/3/2020 còn những lô hàng đã xuất trước ngày 29/03/2020 thì chính phủ vẫn cho phép nhập khẩu bình thường. Tuy nhiên, sau khi hàng đến nơi nhà xuất khẩu Việt Nam yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán thì người mua thông báo rằng họ không có giấy phép nhập khẩu từ chính phủ nên ngân hàng Nepal không chấp nhận thanh toán. 

13 Doanh nghiệp xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam có nguy cơ mất trắng 3 triệu USD tại Nepal

Nông dân thu hoạch hồ tiêu.

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam thì hiện nay có 58 container của 13 doanh nghiệp xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam đang bị mắc kẹt ở cảng Birgunj-Nepal và cảng Kolkata- India, tổng trị giá trên 3 triệu Đô la Mỹ. Các doanh nghiệp xuất khẩu Hồ tiêu đã liên hệ với Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) để nhờ hỗ trợ xin kéo các container hàng trên về Việt Nam. Mặc dù Bộ Công Thương đã gửi công hàm đề xuất thông quan các lô hàng hoặc tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp tái xuất các lô hàng về Việt Nam. Mặt khác IPC đã phối hợp với Đại sứ quán, VPA và các doanh nghiệp xuất khẩu có thư yêu cầu Chính phủ Ấn Độ và Nepal hỗ trợ giải quyết cho lô hàng được tái xuất về Việt Nam. Đồng thời IPC cũng hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu yêu cầu các hãng tàu xem xét cắt giảm chi phí lưu kho,... Tuy nhiên, đã gần một tháng trôi qua nhưng vụ việc dường như vẫn dậm chân tại chỗ bởi nhiều thủ tục phiền hà, thiếu hợp tác giữa các Bộ ngành của nước sở tại khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng liệu Nepal có thiện chí để trả các lô hàng này về Việt Nam hay không.

Một doanh nghiệp xuất khẩu Hồ tiêu nói: “Doanh nghiệp chúng tôi không hề có bất kỳ lỗi nào trong lệnh cấm này, các lô hàng của chúng tôi đều xuất trước khi có lệnh cấm ban hành, hàng đã lên tàu và đang trên đường đến cảng đích, bất kỳ chính sách nào đưa ra cũng phải có độ trễ, trường hợp khi hàng đến chính phủ không cho phép nhập thì cho chúng tôi được phép tái xuất hàng về. Hiện nay doanh nghiệp chúng tôi như ngồi trên đống lửa bởi lô hàng đã nằm trên 3 tháng tại cảng Birgunj, đã hơn hai tháng nay chúng tôi yêu cầu nhà nhập khẩu làm các thủ tục để tái xuất các container hàng về Việt Nam cho chúng tôi nhưng dường như mọi việc không tiến triển gì, chúng tôi đang phải hoạt động cầm chừng bởi bao nhiêu vốn liếng đều dồn hết vào các container hàng này, chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn bởi tiền lãi suất quá hạn từ ngân hàng, tiền phí lưu kho, lưu bãi tăng lên cấp số nhân theo mỗi ngày và nguy hiểm hơn là chất lượng hàng bị mốc hỏng, khi phải nằm tại cảng quá lâu. Trường hợp nước nhập khẩu không trả lại hàng chúng tôi buộc phải phá sản doanh nghiệp”.

Liên quan đến vụ việc này, một doanh nghiệp khác rằng: "Sau khi container hàng đến cảng hãng tàu sẽ cho nằm miễn phí từ 7-10 ngày, sau đó là áp dụng tính phí theo tariff, cụ thể: phí lưu cont, lưu bãi cho cont 40 feet: 70 USD/ ngày cho tuần đầu, tuần thứ 2 là 100 USD/cont, từ tuần thứ 3 trở đi là 170 USD/cont. Như cách tính ở trên, với thời gian lưu bãi khoảng trên 3 tháng thì số tiền phải trả cho 1 container 40 là khoảng 16.000-17.000 USD. Doanh nghiệp chúng tôi có 5x40 feet, thì số tiền phải trả cho hãng tàu là 80.000 USD-85.000 USD. Thực sự đây là số tiền rất lớn chúng tôi không dám nghĩ đến, bởi đến thời điểm này hoạt động kinh doanh của chúng tôi là rất hạn chế, 2 tháng nay chúng tôi còn nợ tiền lương của cán bộ công nhân viên vì toàn bộ tiền vốn mà chúng tôi có đều đang nằm trong các container hàng mắc kẹt ở cảng Bigunj-Nepal". 

Trước những khó khăn trên của các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu, ngày 26/6/2020 Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế kết hợp với Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã gửi văn bản tới các hãng tàu đề nghị hỗ trợ giảm tối đa tiền phí lưu cont, lưu bãi giúp đỡ các doanh nghiệp, tuy nhiên cho đến nay các hãng tàu vẫn chưa có phản hồi gì. Điều này càng làm cho các doanh nghiệp thêm lo lắng cho rằng các hãng tàu không hỗ trợ.

Như vậy, tính đến thời điểm này các nhà xuất khẩu Việt Nam đã bị tổn thất rất nặng nề, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu, nền kinh tế thế giới suy giảm nên các doanh nghiệp Việt Nam đang rất cần sự chia sẻ gánh nặng chi phí dịch vụ từ phía các hãng tàu, sự chia sẻ gánh nặng này sẽ giúp họ phần nào vượt qua khó khăn, với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn khó khăn. Đồng thời, các doanh nghiệp đề nghị các Bộ, ngành liên quan có các biện pháp tác động để các hãng tàu chia sẻ gánh nặng này cùng với doanh nghiệp.

Tags:
4.4 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Hỗ trợ start-up Việt giảm thiểu thất bại, bước ra thế giới 
(Tieudung.vn) Viet Unicorn là sáng kiến quốc tế hỗ trợ start-up Việt với kỳ vọng từng bước hiện thực...
 
Dự án về khoai mì Củ Chi giành giải nhất cuộc thi khởi nghiệp Xanh
(Tieudung.vn) Dự án đến từ TP Hồ Chí Minh “Các dòng bánh khoai mì dinh dưỡng Cusami” của Mai Tuấn...
 
Nhiều dự án độc đáo tranh tài tại Chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Xanh
(Tieudung.vn) Sáng 9/11, tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh, vòng Chung kết cuộc thi ý tưởng/dự...

Thương hiệu

Phân bón Cà Mau được vinh danh đến ba giải cao về: Quản trị Công ty và Báo cáo phát triển bền vững
(Tieudung.vn) Ngày 16/11/2024, tại Đà Lạt, Lễ trao giải Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (Vietnam Listed Company...
 
Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á
(Tieudung.vn) Mới đây, Vinpearl được vinh danh top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á, số 1 Việt...
 
Phân bón Đầu Trâu đạt thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024
(Tieudung.vn) Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9 năm 2024,...

Tin Doanh nghiệp

Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam
(Tieudung.vn) Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công Thương, ngày 13/11/2024, Bộ Thương mại...
 
Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm
(Tieudung.vn) Làm rõ băn khoăn về lo ngại đưa phân bón chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5%...
 
HDBANK đạt ba giải thưởng tại cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024
(Tieudung.vn) HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.18405 sec| 859.266 kb