Thứ 6, 30/08/2024, 17:20 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Siết chặt quản lý, kiên quyết với nhà đầu tư

Siết chặt quản lý, kiên quyết với nhà đầu tư
(Tieudung.vn) - Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Lê Trung Hiếu cho rằng Hà Nội cần siết chặt công tác quản lý đô thị, kiên quyết với các nhà đầu tư để chấm dứt tình trạng xây dựng hạ tầng nửa vời, gây khó khăn cho kết nối giao thông.

Rất nhiều hệ lụy

Tình trạng ùn tắc giao thông xung quanh một số khu đô thị (KĐT) mới thời gian qua có nguyên nhân do đâu, thưa ông?

- Ùn tắc giao thông nói chung trên địa bàn Thủ đô, và nói riêng tại các KĐT mới có nhiều nguyên nhân. Một trong số đó đã được Sở GTVT Hà Nội chỉ ra là do thiếu kết nối, đồng bộ hạ tầng giữa hệ thống giao thông chung của TP và hệ thống nhỏ bên trong các KĐT.

Có nơi thì KĐT vẫn rào chắn đường nội bộ, cản trở phương tiện lưu thông, biến KĐT thành một “pháo đài” án ngữ các huyết mạch giao thông, gây ra rất nhiều khó khăn cho người dân. Có nơi lại chậm trễ xây dựng, đồng bộ hạ tầng giao thông, khiến không thể kết nối liền mạch từ đường lớn đến đường nhỏ, từ nội khu ra bên ngoài.

Siết chặt quản lý, kiên quyết với nhà đầu tư

Chuyên gia giao thông, thạc sĩ Lê Trung Hiếu.

Đây là nguyên nhân rất lớn gây ùn tắc giao thông cho nội thành Hà Nội, bởi hầu hết các KĐT lớn chưa đồng bộ giao thông này đều nằm trong trung tâm TP, nơi có mật độ và nhu cầu lưu thông cao nhất.

Việc rào chắn, sử dụng riêng hạ tầng KĐT như vậy còn dẫn đến hệ lụy gì khác nữa không, thưa ông?

- Không chỉ gây tắc nghẽn giao thông, việc rào chắn riêng đường sá bên trong KĐT còn dẫn đến phát sinh những hệ lụy không nhỏ đối với , trật tự cũng như kinh tế - của cả một khu vực xung quanh KĐT.

Ví dụ như việc rào chắn đường nội bộ rồi thu phí ra vào như một bãi trông giữ xe, vừa gây thiệt hại về kinh tế cho người dân, TP, vừa gây bức xúc trong dư luận xã hội. Rõ ràng là đường sá được xây dựng nên để sử dụng chung, chủ đầu tư không thể lấy cớ là bỏ tiền làm đường thu phí theo kiểu cát cứ.

Những con đường dù lớn hay nhỏ bên trong mỗi KĐT đều là hạ tầng dùng chung cho người dân, đã được luật pháp quy định rõ là phải bàn giao về TP quản lý, vận hành, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Đóng rào thu phí là cưỡng bách người tham gia giao thông. Không bàn giao hạ tầng là gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước.

Còn với những KĐT chưa hoàn thành hạ tầng, chưa đảm bảo kết nối đã mở bán nhà, đưa người dân vào sinh sống là thiếu trách nhiệm với người dân, tạo nên những điểm nghẽn giao thông ảnh hưởng đến cả TP. Thậm chí có nơi chủ đầu tư đã bán được nhà, thu được lợi là bỏ mặc công trình hạ tầng, nấn ná không hoàn thiện nốt. Quan trọng hơn nữa là một số chủ đầu tư đã hình thành nên tập quán xấu, coi thường lợi ích cộng đồng, thờ ơ trước khó khăn của người dân.

Liệu có tình trạng chủ đầu tư cố tình lấy lý do chưa hoàn thành để không bàn giao hạ tầng không, thưa ông?

- Tôi cho rằng hoàn toàn có thể. Thực tế là đường sá, hạ tầng kỹ thuật trong một số KĐT đang biến thành bãi trông giữ xe có thu phí, hoặc cho thuê để hoạt động kinh doanh mà nguồn lợi tất yếu chảy vào túi chủ đầu tư. Chậm trễ bàn giao thêm ngày nào họ sẽ hưởng lợi ngày đó.

Mặt khác, một số KĐT lại đề ra quy định riêng, chỗ này, chỗ kia không được đỗ xe mà chưa một cơ quan có thẩm quyền giám sát, thẩm định xem quy định của họ có đúng hay không, có xung đột với luật pháp hay không. đặt ra luật lệ riêng thì trước tiên là để phục vụ lợi ích của họ. Nếu không có lợi, tôi cho rằng chẳng ai tự nguyện làm thay công tác của quản lý nhà nước.

Siết chặt quản lý, kiên quyết với nhà đầu tư

Ảnh minh họa.

Cần biện pháp cưỡng chế

Vậy theo ông đâu là giải pháp cho vấn đề này?

- Tình trạng xây KĐT để bán nhà, lãng quên hạ tầng hoặc cố tình rào chắn sử dụng riêng đã diễn ra lâu nay, dẫn đến nhiều hệ lụy phức tạp. Không chỉ cần giải pháp cấp thời với các tồn tại mà TP còn cần phải có chế tài cụ thể để trong tương lai không còn xảy ra bất cập này nữa.

Bên cạnh đó, khi chủ đầu tư các KĐT muốn đấu nối đường nội bộ vào hệ thống giao thông chung, Sở GTVT Hà Nội cũng như các đơn vị, địa phương liên quan cần tạo điều kiện tối đa, giản thiểu thủ tục, tránh gây khó dễ, đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu.

TP có thể tập trung nghiên cứu bốn giải pháp chính. Thứ nhất là rà soát quy hoạch, đảm bảo các tiêu chí chặt chẽ về hạ tầng kỹ thuật, giao thông với các KĐT mới, yêu cầu chủ đầu tư phải tuân thủ nghiêm ngặt. Tuyệt đối không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện.

Thứ hai là yêu cầu chủ đầu tư cam kết xây dựng xong hạ tầng mới được xây dựng nhà và mở bán. Có thể yêu cầu chủ đầu tư đặt cọc tiền để nếu không tuân thủ cam kết sẽ khấu trừ và dùng tiền đó xây dựng hạ tầng, đường sá phục vụ người dân. Nhất quán quan điểm, không có hạ tầng hoàn chỉnh thì không cho phép xây dựng và bán nhà.

Thứ ba là có quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương, vào cuộc rốt ráo hỗ trợ chủ đầu tư các KĐT trong quá trình giải phóng mặt bằng để xây dựng hạ tầng. Tách công tác giải phóng mặt bằng dành cho hạ tầng ra dự án nhỏ riêng, có thể giao địa phương chủ trì thực hiện, chủ đầu tư chi trả kinh phí.

Thứ tư là yêu cầu chủ đầu tư các KĐT bàn giao hạ tầng ngay khi hoàn thành xây dựng để đưa vào quản lý, khai thác, kết nối giao thông chung phục vụ người dân. Với những dự án chia thành nhiều giai đoạn thì hoàn thành đến đâu bàn giao đến đấy, không rào chắn sử dụng riêng.

Trước mắt phải xử lý như thế nào với 16 KĐT mà Sở GTVT Hà Nội vừa chậm trễ kết nối hạ tầng, thưa ông?

- Với những KĐT đã xây dựng xong, bán nhà, đưa người dân vào ở toàn bộ hoặc từng phần mà chưa hoàn thành xây dựng, kết nối hạ tầng giao thông, TP cần có biện pháp cưỡng chế. HĐND, UBND TP đã có những quyết định, nghị quyết cụ thể về vấn đề này, có đầy đủ căn cứ pháp lý để giải quyết dứt điểm.

Ngoài ra với toàn bộ 262 KĐT trên địa bàn TP, UBND TP cần giao Sở GTVT rà soát, đánh giá thực tế một cách chi tiết, cụ thể. Những KĐT còn chưa đảm bảo đáp ứng hạ tầng giao thông phải có điều chỉnh, bổ sung. Những không phối hợp, không tự giác hoàn thành nghĩa vụ với người dân và TP cần “đánh dấu”, coi như yếu tố để xem xét cấp phép đầu tư các dự án khác.

Tôi cho rằng không chỉ có 16 KĐT mà Sở GTVT Hà Nội vừa nêu là có những bất cập về hạ tầng giao thông, mà sẽ còn nhiều nữa. Mặt khác, ngoài giao thông, những hạ tầng kỹ thuật khác như thoát nước, cấp nước… tại các KĐT đã đưa vào hoạt động hoặc đang xây dựng cũng cần phải rà soát. Tình trạng ngập úng trong đợt mưa lớn vừa qua liệu có hay không nguyên nhân do việc xây dựng các KĐT mới mà bỏ quên hạ tầng?

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tags:
5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Nhận định

Giải quyết bất cập trong xác định giá đất khởi điểm để đấu giá
(Tieudung.vn) Trước tình trạng xảy ra một số bất cập trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất,...
 
Hà Nội: Xử lý hành vi 'thổi giá' bất động sản
(Tieudung.vn) Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh mới ký ban hành Kế hoạch về việc thúc...
 
Cách tính giá đất tăng có thực sự ảnh hưởng đến doanh nghiệp bất động sản?
(Tieudung.vn) Luật Đất đai năm 2024 đã chính thức có hiệu lực, với nhiều quy định mới về cách...

Dự án – Nhà đẹp

Năm học mới con vui vẻ, mẹ thảnh thơi của cư dân Vinhomes Grand Park
(Tieudung.vn) Từ khi về ở tại Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức), việc đến trường đã không còn là...
 
Low G cùng dàn nghệ sỹ Việt siêu “hot hit” sẽ đổ bộ 8WONDER Moon Festival
(Tieudung.vn) Chi Pu, HIEUTHUHAI, GERDNANG và Low G sẽ hợp lực cùng siêu sao NE-YO, B.I khuynh đảo sân...
 
Vì sao bất động sản tồn kho càng lớn, giá bán lại càng tăng?
(Tieudung.vn) Hiện vẫn có một lượng lớn sản phẩm bất động sản (BĐS) tồn kho. Nhưng nghịch lý xảy...

Phong thuỷ

Những thứ không nên đặt trong phòng khách để tránh phạm phong thủy
(Tieudung.vn) Theo các chuyên gia phong thủy, phòng khách là không gian chính của ngôi nhà và là một...
 
Những việc nên làm trong tháng 7 âm lịch giúp bình an, rước lộc, phúc khí vào nhà
(Tieudung.vn) Trong tháng 7 âm lịch, cần làm ngay những điều dưới đây để gia tăng dương khí cho...
 
Cách tính toán và lựa chọn tháng làm nhà theo tuổi đại cát, đại lợi
(Tieudung.vn) Chọn được ngày lành tháng tốt để làm nhà sẽ giúp cho quá trình xây dựng nhà ở...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.56267 sec| 866.813 kb