Cá và thịt sống là thực phẩm nên tránh
Thịt sống và hải sản sống là những thứ tuyệt đối không nên ăn khi đi du lịch. Mọi người thường không thể biết chắc chắn nguồn gốc thực phẩm, độ tươi sống và cách xử lý như thế nào. Cá và động vật có vỏ có thể nguy hiểm ngay cả khi được nấu chín kỹ, nếu nghi ngờ thì tốt nhất là tránh thịt/nước thịt vẫn còn màu đỏ hoặc hồng.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Quả mọng
Một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất cần tránh khi đi du lịch là quả mọng. Theo nguyên tắc chung, nên cố gắng chỉ ăn những loại trái cây có lớp vỏ dày có thể bóc ra được chẳng hạn như cam hoặc chuối. Nếu định ăn bất kỳ loại trái cây nào, tốt nhất nên rửa sạch bên ngoài bằng nước sạch, an toàn.
Trái cây và rau quả tươi để ngoài một thời gian có thể nhiễm vi khuẩn khiến bạn bị bệnh. Nếu bạn vẫn muốn ăn trái cây và rau quả tươi, nguyên tắc an toàn nhất là rửa bằng nước sạch và được gọt vỏ.
Khi đi du lịch nên hạn chế ăn kem
Mặc dù rất khó để từ chối cho con bạn ăn kem khi gia đình đang tận hưởng kỳ nghỉ ở bãi biển nóng nực nhưng điều quan trọng là phải cẩn thận về những gì bạn cho phép chúng ăn. Thực phẩm đông lạnh như kem nếu đông lạnh xong để rã đông, sau đó đông lại - khiến chúng có nhiều nguy cơ phát triển vi khuẩn nguy hiểm gây tiêu chảy. Hãy đặc biệt cẩn thận với mối đe dọa từ kem ở những cửa hàng tạp hóa không có điều kiện bảo quản tiêu chuẩn hoặc các loại kem không nhãn mác.
Cẩn thận với món trứng chưa chín kỹ
Trứng là một loại thực phẩm bổ dưỡng và rất phổ biến nhưng cần thận trọng với món trứng lòng đào khi đi du lịch nếu bạn muốn duy trì sức khỏe tốt cho mình và gia đình. Hãy nhớ rằng trứng sống hoặc lòng đào có nhiều mối đe dọa khác nhau như vi khuẩn Salmonella và bạn không chắc chắn về cách chế biến những quả trứng đó khi mua chúng từ một địa điểm xa lạ.
Thực phẩm chế biến và tinh chế
Hãy ăn vặt một cách khôn ngoan, đừng dùng quá nhiều khoai tây chiên và các loại thực phẩm chiên khác. Chúng sẽ khiến bạn bị mất nước nhanh chóng vì chứa hàm lượng natri cao. Nếu bạn đói, hãy ăn một ít trái cây sấy khô.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, sữa tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa có nhãn mác và trong các hộp kín thường an toàn để tiêu thụ. Tuy nhiên, các mặt hàng chưa tiệt trùng, bao gồm pho mát, sữa chua hoặc kem có nhiều nguy cơ chứa các vi khuẩn nguy hiểm như Listeria, Salmonella hoặc E.coli. Bạn nên tránh các sản phẩm từ sữa được bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc để ngoài, chẳng hạn như kem pha cà phê.
Những lưu ý khi chuẩn bị đồ ăn mang đi phượt xa
Sắp xếp và bảo quản đồ ăn ở vị trí phù hợp trong balo
Để quá trình di chuyển trở nên thuận lợi, suôn sẻ thì việc sắp xếp đồ ăn vào balo du lịch sao cho hợp lý, tránh đổ vỡ là điều rất quan trọng, cần thiết. Mọi người nên sử dụng các loại túi chống sốc, túi giữ nhiệt hoặc thùng carton có lót giấy báo để giảm va đập, rung lắc.
Đồng thời, phải bố trí vị trí của các món ăn mang đi xa theo nguyên tắc: thức ăn cứng, khó bị hư hỏng ở phía dưới còn thực phẩm mềm, dễ bị hỏng ở trên.
Chuẩn bị với lượng vừa đủ
Thay vì chuẩn bị những món ăn có thể mang đi xa với số lượng quá nhiều gây dư thừa, lãng phí thì các bạn nên tính toán cẩn thận số lượng thực phẩm dựa trên sức ăn và số lượng người tham gia chuyến đi.
Nên chuẩn bị đa dạng các loại thực phẩm mang theo
Với những món ăn có thể mang đi du lịch, mọi người nên mang theo nhiều loại thực phẩm khác nhau, đa dạng về thành phần, hương vị để có thể thoải mái lựa chọn mà không hề sợ bị ngấy cũng như cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất khác nhau.
Không nên lựa chọn các thực phẩm nặng mùi
Khi chuẩn bị đồ ăn mang đi phượt, tuyệt đối không nên sử dụng những loại trái cây hoặc thức ăn có mùi hương quá nồng, đặc trưng như sầu riêng, mít, các loại mắm, khô cá… vì dù bạn có bọc kín rồi để vào vali thì nó vẫn rất dễ gây ảnh hưởng đến những người xung quanh và gây khó khăn trong suốt chuyến du lịch, đặc biệt là khi đi tàu, xe hay máy bay.
Ưu tiên chọn các món có khối lượng nhỏ tránh nặng balo
Nhằm hỗ trợ giúp cho quá trình phượt trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn thì các bạn không nên mang, vác quá nhiều thực phẩm trong balo. Đặc biệt là khi phải đi bộ đường dài hoặc leo núi vì rất dễ gây mất sức, mệt mỏi hoặc cáu kỉnh, bực bội.