Nhiều người nội trợ vẫn mắc phải một số thói quen sai lầm khi chế biến, làm mất dinh dưỡng của thực phẩm và gây hại cho sức khỏe.
Luộc rau củ quá lâu
Luộc rau củ quá lâu sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nguồn ảnh: Internet
Khi luộc rau củ quá lâu sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Luộc rau trên lửa lớn giúp giữ lại dưỡng chất có trong rau và củ. Ngoài ra, hãy cho vào 1 muỗng cà phê muối khi luộc. Cách này vừa giữ được màu xanh của rau, vừa làm hao ít lượng vitamin trong rau hơn so với khi mở nắp.
Luộc trứng quá chín
Trước khi luộc trứng, bạn cần biết trứng của bạn thuộc loại gì và bạn cần luộc mềm, chín tới hay chín hẳn. Thời gian lý tưởng nhất để luộc mềm trứng gà là khoảng 6 phút, luộc chín tới khoảng 8 phút và chín hẳn khoảng 12 phút. Không luộc lâu hơn vì sẽ làm mất vị ngon và chất dinh dưỡng trong trứng.
Không dùng muối khi ướp ức gà
Nếu bạn không tẩm ướp gia vị và ức gà đúng cách, bạn sẽ khiến món ăn trở nên nhàm chán và nhạt nhẽo. Để làm món ức gà ngon, bạn cần tìm hiểu thời gian và nhiệt độ nấu, sau đó là cách nêm ướp các loại gia vị theo từng kiểu món. Lưu ý khi kết hợp muối với ức gà sẽ làm món ăn có vị ngon khác biệt hơn.
Tái trữ đông thực phẩm đã rã đông
Nếu bạn đã lỡ rã đông thực phẩm nhiều hơn so với nhu cầu cần nấu, bạn nên cố gắng chế biến hết thay vì bỏ vào trữ đông lần 2. Việc trữ đông lại sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và ảnh hưởng tới chất lượng thực phẩm. Điều này có thể gây ngộ độc khi sử dụng tiếp lần sau.
Cho tỏi vào chảo dầu nóng
Thông thường, tỏi sẽ được thái nhỏ và cho vào chảo dầu nóng để phi thơm. Cách này sẽ tạo nên vị chát cay khi nấu xong món ăn. Thay vào đó, bạn nên cho tỏi vào chảo dầu ấm để tỏi tạo nên vị thơm, giòn, hấp dẫn nhất.
Dùng lại dầu ăn khi chế biến
Để tiết kiệm chi phí sinh hoạt, nhiều bà nội trợ thường dùng lại phần dầu ăn thừa sau khi chết biến món ăn khác. Đây là thói quen sai lầm cần loại bỏ. Bởi lẽ dầu mỡ đã qua đun sôi ở nhiệt độ cao lại tiếp tục chiên nấu một lần nữa sẽ sản sinh ra Fatty Acid và chất oxy hóa dầu độc hại, không tốt cho sức khỏe.
Chần thịt qua nước sôi trước khi chế biến
Bạn nên biết rằng việc chần thịt qua nước sôi trước khi chế biến hoàn toàn không có tác dụng loại bỏ độc tố thậm chí còn khiến thịt ngậm hóa chất nguy hại hơn.
Nguyên nhân là do, khi cho thịt vào nước đun sôi sẽ làm miếng thịt biến tính co lại làm cho thịt “ngậm” chặt các hóa chất bẩn mà không đào thải ra bên ngoài. Cách hữu hiệu để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt lợn là, khi mua về nên rửa thịt bằng nước sạch nhiều lần. Ngoài ra, có thể dùng muối hoặc nước muối pha loãng rửa thịt, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Dùng chung thớt thái cho mọi loại thực phẩm
Thớt là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn mà mọi người thường hay bỏ quên. Rất nhiều gia đình có thói quen sử dụng một chiếc thớt cho tất cả các bước nấu ăn. Sau khi cắt thịt cá sống, thường rửa sơ sau đó cắt rau củ và thậm chí là thức ăn đã được nấu chín.
Điều này được cảnh báo là cực kì nguy hiểm. Trên thực phẩm tươi sống như các loại thịt cá đều có nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, ký sinh trùng cho dù đã rửa nhưng không thể nào sạch được phải qua quá trình nấu chín.
Vì vậy, khi dùng thớt này để cắt thực phẩm chín, những vi khuẩn này sẽ lại một lần nữa bám vào thức ăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ chốt gây ra ngộ độc thực phẩm, bệnh về đường tiêu hóa…
Hâm thức ăn trong lò vi sóng bằng hộp nhựa
Nhiều người thường mua các bộ hộp đựng thức ăn rồi tiện bỏ luôn vào lò vi sóng để hâm mà không biết rằng chúng chứa chất gây ung thư cực nguy hiểm. Đặc biệt khi ở nhiệt độ cao, các độc tố nhiễm vào thực phẩm rồi gây hạ cho sức khỏe người sử dụng.
Nếu hay sử dụng lò vi sóng, bạn nên đầu tư các sản phẩm đựng thức ăn bằng thủy tinh, sành, sứ,... để bảo vệ sức khỏe cả nhà.
Để thức ăn bên ngoài quá lâu
Lượng thức ăn nhiều cộng thêm thời tiết không quá nóng nên nhiều người có thói quen cất thức ăn qua loa không bọc kỹ hoặc để bên ngoài để bữa sau tiện ăn ngay nhất là các đồ ăn sẵn như: bánh chưng, giò, chả, nem,...
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thức ăn ở nhiệt độ thường bên ngoài càng lâu thì càng có nguy cơ gây bệnh cho người dùng. Phương pháp tối ưu để bảo quản là chúng ta phải giữ nóng các thực phẩm nóng (từ 60 độ C trở lên) và giữ lạnh các thực phẩm lạnh (từ 4 độ C trở xuống). Nếu không có điều kiện bảo quản thích hợp thì thực phẩm chỉ an toàn để sử dụng trong vòng 2 giờ kể từ lúc nấu.