Thứ 5, 07/11/2024, 19:33 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Người nghèo không chống chọi nổi với thực phẩm bẩn

Người nghèo không chống chọi nổi với thực phẩm bẩn
(Tieudung.vn) - Ô nhiễm thực phẩm đang bủa vây cuộc sống nhưng cơ quan chức năng lúng ta lúng túng, bỏ người dân tự bơi trong biển thuốc độc.

Thời gian gần đây, người dân lại bàn luận sôi nổi khi câu chuyện thịt ôi tẩm hóa chất thành đặc sản thịt bò khô. Hay như chuyện chỉ cần vài ngàn đồng, có thể biến nồi nước lã thành lẩu Thái chua cay, bún riêu cua, bún bò, phở gà, phở bò, bò kho, cà ri xanh, cà ri đỏ... một cách dễ dàng, khiến người Việt không biết nên ăn gì để không “chết”.

Mới đây, tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp - Người với tựa đề: “Đón sóng sạch”, do Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn phối hợp với một số cơ quan báo chí tổ chức, Tiến sỹ Hoàng Đình Chân (GĐ Ung bướu Hưng Việt) đã đưa ra những con số về ung thư giật mình.

Theo đó, TS Hoàng Đình Chân đã dẫn của Cục Bảo vệ thực vật, về các kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm mới công bố gần đây cho thấy có 40/120 mẫu rau chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép; 455/735 mẫu thịt gia súc, gia cầm không an toàn cho người sử dụng.

Mô tả ảnh
Ảnh minh họa.

Với tất cả số liệu trên, TS Chân đã có những nhận định phải suy ngẫm: “Cái chết đang rình rập trên từng mâm cơm gia đình, thậm chí ngay trong từng bữa ăn của trẻ nhỏ”.

Cùng với đó, TS Chân đã đưa ra những số liệu, tỷ lệ người mắc ung thư do sử dụng thực phẩm bẩn chiếm khoảng 35%; kế đến là 30% do hút thuốc; yếu tố di truyền chỉ chiếm 5-10%. Như vậy, chỉ 30% là do kém may mắn, còn lại 70% là có thể phòng được ung thư.

Như vậy có thể thấy tỷ lệ người mắc do thực phẩm bẩn đang “thế ngôi” cho tác nhân gậy số 1 trước nay là thuốc lá. Nhưng, khi thực phẩm không rõ nguồn gốc vẫn còn nhan nhản, các phẩm màu, chất hóa học, chất bảo quản… vẫn được các tiểu thương tại các chợ đầu mối công khai đưa ra . Những người muốn “làm giàu không khó” vẫn xài những mặt hàng này để khỏi “tốn tiền” thì người Việt sẽ còn phải khổ nhiều khi không biết nên ăn gì thì “sạch”.

Chưa kể tới người dân biết thế nào là thực phẩm sạch khi ra đường nhìn đâu cũng chỉ thấy toàn hiểm họa như: sử dụng chất tạo màu công nghiệp trộn vào thức ăn chăn nuôi để tạo màu cho thịt gà, chống mốc, giữ thịt tươi lâu; sử dụng chất cấm siêu nạc, "siêu tăng trọng, tôm lớn nhanh”; rau muống, rau ngót được phun thuốc kích thích sau một đêm có thể hái mang ra chợ… Vậy đâu là thực phẩm sạch,  biết ăn gì là tốt?

Dân gian còn có câu: “Thà ăn muối còn hơn chuối chết” (cá chuối- cá quả). Ý nói đến việc ăn cơm với muối (lành mạnh) còn hơn ăn cơm với thịt cá mà không tươi sống. Lại có câu “bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra”. Và các phương tiện truyền thông cũng đã khuyên người dân hãy là những nhà tiêu dùng thông thái, lựa chọn cho mình những sản phẩm tươi lành, bảo đảm an toàn vệ sinh cho chính cuộc sống của mình và gia đình.

Nhưng không ít gia đình đặc biệt là người lao động nghèo thì biết ăn gì là sạch khi đồng lương “ba cọc ba đồng” còn thực phẩm sạch lại có giá “trên trời”? Người nghèo ở thành phố, không có sự lựa chọn. Điều này để nhắc lại, ca sĩ Mỹ Linh dù có bị phản ứng, thì phát biểu của chị trong nhiều tình huống đã không hề sai.

Vậy trách nhiệm thuộc về ai?

Đúng lý, cơ quan nhà nước phải giám sát, kiểm định chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Không thể cứ để bị đẩy vào thế bị động, phải mua thức ăn ngoài thị trường mà không có cách gì cụ thể để nhận biết được đâu là thực phẩm sạch.

Tại TP.HCM, số cửa hàng đám bảo đảm thực phẩm của họ là an toàn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí, có những thực phẩm được chấp nhận, tin tưởng và lưu hành rộng rãi, nhưng vẫn chứa trong lòng những mối nguy hại khác như chất bảo quản, chất kích thích tăng trưởng, dư lượng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật…

Khi cơ quan chức năng còn “lòng vòng” trong các biện pháp khắc phục thì hậu quả của nó vẫn chính người dân, người lao động nghèo nhận lấy độc hại từ thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Tags:
4.1 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.37331 sec| 807.93 kb