Thứ 5, 10/10/2024, 04:33 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Gánh nợ thuế 17 năm đè trên vai người tàn tật

Gánh nợ thuế 17 năm đè trên vai người tàn tật
(Tieudung.vn) - Công ty bị lừa đảo chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng, và 17 năm trôi qua gánh nặng nợ thuế vẫn đè lên vai những con người tàn tật. Họ đã gửi công văn kiến nghị lên Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị được xóa thuế. Những lá đơn đã gần như mục theo thời gian nhưng nợ thuế vẫn chưa được giải quyết.

Tại công văn này, tập thể người lao động cho biết, cách đây 17 năm, vào đầu năm 2000, công ty này bị một đối tượng là Phùng Thị Hiển lợi dụng lòng tin lừa đảo chiếm đoạt toàn bộ tiền vốn mua hàng, tiền thuế của 5 lô kinh xây dựng và 2 lô gạch lát nền bột đá ép Trung Quốc hơn 4 tỷ đồng rồi chạy ra nước ngoài. Phùng Thị Hiển là kẻ chủ mưu vụ lừa đảo đã bị cơ quan pháp luật của Hải Phòng khởi tố điều tra, ra lệnh truy nã toàn quốc kéo dài đến nay gần 17 năm nhưng vẫn chưa bị bắt.

Hình minh họa
Công ty Vĩnh Thắng đề nghị được xóa nợ thuế (Hình minh họa).

Công ty Vĩnh Thắng cho biết, từ đó tới nay, công ty này liên tục gửi đơn trình lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan để xem xét giải quyết cho được xoá toàn bộ số nợ thuế của 5 lô kính xây dựng và 2 lô gạch lát nền bột đá ép trên. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa nhận được ý kiến giải quyết của Bộ Tài chính. Riêng với Tổng cục Hải quan, hiện đã có 2 công văn hướng dẫn giải quyết vụ nợ thuế này cho rằng, Vĩnh Thắng không thuộc đối tượng xoá nợ thuế.

Doanh nghiệp này cũng dẫn quy định về một trong các trường hợp được xoá nợ là “Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế không đã quá 10 năm, kể từ ngày hết hạn nộp nhưng không có khả năng thu hồi”.

“Công ty chúng tôi phản đối, không đồng ý với ý kiến của Tổng Cục Hải quan. Chúng tôi có đầy đủ điều kiện, yếu tố để được xoá nợ. Có thể ở đây cán bộ Tổng cục Hải quan không nghiên cứu kỹ tình tiết vụ nợ thuế này là một vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước, kẻ gây án đã trốn ra nước ngoài 17 năm nay…”, phía Công ty Vĩnh Thắng cho biết.

 “Số tiền nợ thuế đã được xác nhận do bị lừa đảo chiếm đoạt, Phùng Thị Hiển phải chịu trách nhiệm về khoản nợ thuế này. Năm 2005, Tổng cục Hải quan đã có công văn cho phép Vĩnh Thắng được khoanh nợ thuế đến khi bắt được đối tượng lừa đảo. Như vậy, đã chứng minh chúng tôi không chiếm đoạt và nợ thuế của Nhà nước”, công văn cho biết.

Theo công ty này, Phùng Thị Hiển là đối tượng phải chịu các hình thức, biện pháp cưỡng chế của Hải quan để thu nợ thuế. Do đó, việc cơ quan Hải quan dùng các hình thức, biện pháp để cưỡng chế công ty là “không có tình, không có lý”.

“Sau vụ lừa đảo, chúng tôi không còn vốn để sản xuất nên buộc phải bán cả con tàu biển trọng tải gần 900 tấn và phải mượn nhà của 2 thành viên công ty thế chấp ngân hàng lấy tiền trả nợ. Đến nay ngân hàng vẫn giữ hồ sơ nhà ở, hàng tháng phải lấy tiền lương hưu, trợ cấp thương tật của giám đốc và một số thành viên công ty để trả lãi ngân hàng, lao động không có việc làm, không có lương…” - công văn dẫn kiến nghị của Công ty Vĩnh Thắng cho biết.

Tags:
4.7 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.17023 sec| 809.5 kb