Thứ 4, 17/04/2024, 00:15 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Chênh lệch thuế xăng dầu ai bồi thường cho dân?

Chênh lệch thuế xăng dầu ai bồi thường cho dân?
(Tieudung24g.net) - Cùng phải chịu thuế nhập khẩu cho xăng dầu nhưng chỉ có DN được bồi hoàn khi xảy ra sự chênh lệch còn người dùng thì không được tính tới.

Theo tính toán sơ bộ của Bộ Tài chính, số tiền mà DN xăng dầu được hoàn thuế nhập khẩu trong năm 2015 là hơn 3.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây là số tiền được trả cho các DN đã bổ sung C/O mẫu D (theo biểu thuế ATIGA). Nếu trong thời gian tới những DN còn lại hoàn thiện nốt thủ tục, số tiền hoàn thuế trên sẽ tiếp tục còn gia tăng.

Chênh lệch giá xăng dầu ai bồi thường cho dân

Theo các FTA của Việt Nam với ASEAN và Hàn Quốc, tính từ tháng 5/2015, mức thuế nhập khẩu cho xăng dầu chỉ từ 5 - 10%. Trong khi đó, đến trước 18/3/2016, giá bán lẻ mặt hàng này đến người vẫn bị giữ ở mức 10% đối với dầu và 20% đối với xăng, chênh lệch tương ứng là 10% - 5% so với nguồn nhập. Điều này cũng tương đương với việc, số tiền hoàn thuế cho DN xăng dầu được rút ra từ chính túi .

Sau khi lỗ hổng trong chênh lệch thuế xăng dầu thu hút được sự quan tâm lớn của , liên Bộ Công thương – Tài chính đã mau chóng vào cuộc. Có hàng loạt động thái được đưa ra như giảm thuế MFN cho xăng dầu hay thậm chí đổ lỗi trách nhiệm qua lại khi Bộ này cho rằng Bộ kia mới là bên chủ trì quyết định mức thuế nhập khẩu mới để tính giá cơ sở điều hành xăng dầu. Mặc dù vậy, trách nhiệm đối với số tiền người tiêu dùng phải chịu thiệt trong suốt thời gian qua lại bị tảng lờ, không được Bộ nào nhắc tới.

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, số tiền hơn 3.500 tỷ đồng nói trên, ngân sách có thể thu lại một phần và phần còn lại dành để hỗ trợ người tiêu dùng. Khoản hỗ trợ này có thể đưa vào các quỹ như quỹ bảo vệ môi trường hoặc quỹ bình ổn giá, để sử dụng khi giá xăng dầu tăng cao.

Tuy nhiên, hiện không có cơ sở pháp lý nào để yêu cầu DN xăng dầu phải hoàn lại một khoản vào các quỹ nói trên bởi họ dù được lợi nhưng vẫn tuân thủ đúng với cơ chế điều hành của Nhà nước, ông Phong nhận định.

Cùng quan điểm, TS Ngô Trí Long khẳng định, với mức thuế nhập khẩu được áp sai trong một thời gian dài khiến đối tượng chịu thiệt lớn nhất là người tiêu dùng, chính vì vậy phải trả lại cho họ. DN kinh doanh xăng dầu được hưởng lợi và đã nộp thuế thu nhập DN vào ngân sách nên ngân sách cũng cần có trách nhiệm hoàn lại cho người dân.

Số tiền hoàn lại nên đưa vào quỹ bình ổn là hợp lý nhất, khi tình hình xăng dầu thế giới biến động theo chiều hướng tăng, có thể lấy ra để hỗ trợ nhằm tránh tình trạng tăng giá bán lẻ, ông Long đưa ra phương án.

Cũng theo vị chuyên gia kinh tế này, thay vì liên Bộ Công thương – Tài chính liên tục đổ lỗi cho nhau trong thời gian qua về trách nhiệm để xảy ra sự chênh lệch trong chính sách thuế nhập khẩu xăng dầu, thì nên ngồi lại để đưa ra cách giải quyết theo hướng có lợi cho người tiêu dùng.

Thiệt hại cho người tiêu dùng trong thời gian qua đều có lỗi từ cả 2 Bộ, các Bộ nên nhận sai để sửa chữa. Nếu cứ đùn đẩy như thế này, những thiệt hại tương tự sẽ có khả năng lặp lại, không chỉ trong xăng dầu mà còn ở nhiều lĩnh vực khác nữa, khi đó gánh chịu chỉ có người tiêu dùng, ông Long khẳng định.

Tags:
4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.25719 sec| 806 kb