Nguyên nhân làm tay dính màu thực phẩm
Nguyên nhân làm tay dính màu thực phẩm. Nguồn ảnh: Internet
Khi thực hiện các công việc nấu nướng, chắc hẳn nhiều chị em sẽ phải sơ chế một số loại thực phẩm có màu sắc tự nhiên như củ dền, cà rốt, hay nghệ tươi nhưng lại không đeo bao tay. Do đó mà tay dễ dàng bị dính phải những màu của các loại thực phẩm này và rất khó để rửa sạch.
Cách loại bỏ màu thực phẩm đơn giản
Dùng kem đánh răng
Rửa vết màu bằng nước ấm và xà phòng. Thoa và chà xà phòng lên vết màu thực phẩm. Đôi khi chỉ cần bước này cũng đủ rửa sạch vết màu. Cần đảm bảo giữ cho da ẩm và chưa nên lau khô.
Chuẩn bị một ít kem đánh răng không gel. Nếu có thể, nên thử dùng kem đánh răng chứa muối nở để tăng thêm hiệu quả.
Rửa sạch vết màu bằng kem đánh răng. Thoa một lớp kem mỏng lên vết màu. Nhẹ nhàng chà theo chuyển động tròn. Nếu màu thực phẩm dính trên tay, bạn có thể thoa hai tay với nhau như khi thoa xà phòng. Kem đánh răng giúp chà vết màu thực phẩm đi.
Có thể dùng khăn sạch để thoa kem đánh răng lên da.
Thoa kem đánh răng lên da khoảng 2 phút. Nếu kem bắt đầu khô, bạn có thể vẩy thêm một ít nước và tiếp tục rửa. Sau một lúc, màu thực phẩm sẽ mờ dần.
Rửa sạch kem đánh răng bằng nước ấm. Nếu da hơi dính do kem đánh răng, bạn có thể dùng xà phòng và nước để rửa sạch. Lúc này vết màu thực phẩm sẽ không còn hiện rõ.
Lặp lại nếu cần thiết. Nếu vết màu vẫn còn, bạn có thể thử rửa lại bằng một ít kem đánh răng và nước.
Vết màu thực phẩm dính sâu có thể cần rửa vài lần mới sạch. Nếu da có cảm giác thô ráp, bạn nên ngừng và thử rửa lại sau vài tiếng.
Dùng cồn Isopropyl
Chuẩn bị một ít cồn Isopropyl. Nếu không có cồn Isopropyl, bạn có thể dùng Acetone hay nước tẩy sơn móng. Nên nhớ Acetone và nước tẩy sơn móng rất mạnh và làm khô da, không phù hợp dùng cho trẻ nhỏ hoặc người có da nhạy cảm. Nếu muốn rửa sạch màu thực phẩm cho trẻ, bạn nên dùng cồn Isopropyl, nước rửa sơn móng không Acetone hoặc nước rửa tay.
Không dùng cồn Isopropyl, Acetone hay nước tẩy sơn móng nếu màu thực phẩm dính lên mặt. Thay vào đó nên dùng kem đánh răng.
Nhúng bông gòn vào cồn Isopropyl. Đối với vùng da rộng hơn, nên dùng khăn giấy hoặc khăn sạch đã gấp lại. Nếu dùng nước rửa tay, bạn có thể bỏ qua bước này và thoa trực tiếp lên da.
Thoa bông gòn lên vết màu thực phẩm. Cồn Isopropyl giúp hòa tan các sắc tố trong màu thực phẩm. Hầu hết màu thực phẩm sẽ mờ dần sau vài lần chà.
Lặp lại bằng bông gòn mới và cồn Isopropyl đến khi màu thực phẩm biến mất. Không dùng lại bông gòn cũ để tránh dính màu lại lên da. Bỏ bông gòn cũ đã dính màu và nhúng bông gòn mới vào cồn Isopropyl. Tiếp tục chà đến khi màu thực phẩm biến mất.
Rửa sạch màu thực phẩm bằng nước và xà phòng rồi dùng khăn thấm khô. Nếu vẫn còn màu dính lại, bạn có thể dùng thêm cồn Isopropyl để rửa trôi. Đảm bảo rửa sạch và lau khô da sau khi dùng cồn Isopropyl.
Thoa lotion dưỡng da tay đối với da nhạy cảm. Vì cồn Isopropyl có thể làm khô da nên bạn cần thoa thêm lotion dưỡng sau khi rửa sạch màu thực phẩm. Bước này đặc biệt được khuyến nghị nếu bạn dùng Acetone hay nước rửa sơn móng.
Dùng giấm và muối nở
Rửa vết màu thực phẩm bằng xà phòng và nước ấm. Có thể nhúng khăn vào nước rồi dùng để chà vết màu thực phẩm dính trên da.
Nhúng khăn sạch vào giấm trắng. Cần chuẩn bị thật nhiều giấm vì bạn cần nhúng khăn nhiều lần vào giấm.
Chà khăn lên vết màu thực phẩm. Nếu giấm gây rát hoặc nóng, bạn có thể thử pha giấm với nước theo tỉ lệ 1:1. Cách này giúp pha loãng giấm và khiến giấm ít gây rát hơn.
Nếu màu thực phẩm dính trên mặt, bạn cần pha loãng giấm với nước trước. Hoặc bạn có thể dùng kem đánh răng.
Giặt sạch khăn với nước mát rồi nhúng tiếp vào giấm. Trong quá trình chà, màu thực phẩm sẽ dính vào khăn nên bạn cần giặt sạch khăn với nước để tránh lan màu thực phẩm lại lên da. Đảm bảo nhúng khăn lại vào giấm sau khi giặt với nước. Tiếp tục chà vết màu thực phẩm đến khi mờ dần.
Dùng hỗn hợp từ muối nở và nước đối với vết màu thực phẩm cứng đầu. Trộn muối nở với nước theo tỉ lệ 2:1 trong đĩa nhỏ. Phết hỗn hợp lên vết màu thực phẩm và dùng ngón tay chà nhẹ theo chuyển động tròn.
Không chà quá mạnh vì muối nở có tính mài mòn và có thể khiến da khô ráp.
Rửa sạch hỗn hợp bằng nước và xà phòng. Muối nở không dễ rửa sạch nên cần rửa hơi lâu. Cần đảm bảo rửa sạch vùng da bằng xà phòng và nước đến khi da không còn dính sạn cộm từ muối nở.
Lặp lại quá trình tẩy rửa bằng giấm và hỗn hợp muối nở nếu cần thiết. Phần lớn màu thực phẩm sẽ biến mất sau rửa đầu tiên nhưng có thể bạn sẽ cần lặp lại nhiều lần đối với vết màu thực phẩm thấm quá sâu.
Dùng các phương pháp khác
Tắm rửa. Đôi khi bạn chỉ cần dùng nước ấm và xà phòng để rửa sạch màu thực phẩm. Sau khi tắm, vết màu thực phẩm sẽ gần như biến mất.
Tạo hỗn hợp muối và giấm. Cho 2-3 thìa muối vào bát rồi nhỏ thêm vài giọt giấm đủ để tạo hỗn hợp. Làm ướt vết màu thực phẩm trên da bằng một ít nước rồi thoa hỗn hợp muối-giấm lên. Rửa sạch hỗn hợp bằng xà phòng và nước.
Thử dùng khăn giấy ướt hoặc khăn cho bé để lau sạch vết màu thực phẩm. Dầu trong khăn có thể giúp phá vỡ màu thực phẩm và khiến chúng mờ dần.
Thử dùng một ít dầu em bé hoặc các loại dầu thực phẩm khác. Nhúng bông gòn vào dầu rồi chà lên vết màu thực phẩm. Thay bông gòn mới khi bông gòn cũ dính màu. Đảm bảo rửa sạch vết màu thực phẩm bằng xà phòng và nước ấm.
Dùng kem cạo râu để rửa vết màu thực phẩm. Kem cạo râu chứa peroxide giúp tẩy màu thực phẩm. Chỉ cần thoa kem cạo râu lên vết màu giống như khi thoa xà phòng. Rửa lại thật sạch bằng xà phòng và nước ấm.
Tạo hỗn hợp chà rửa từ nước rửa bát, một ít nước cốt chanh và một nhúm đường. Chà hỗn hợp lên vết màu thực phẩm đến khi màu biến mất. Đảm bảo rửa sạch vết màu thực phẩm bằng xà phòng và nước ấm.
Để một thời gian. Hầu hết màu thực phẩm sẽ tự mờ dần khi bạn làm việc, chạm vào đồ vật, rửa tay hay tắm rửa. Thường mất khoảng 24-36 tiếng thì vết màu thực phẩm sẽ mờ dần.