Thứ 2, 07/10/2024, 00:29 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Xử phạt thế nào với hành vi sản xuất, buôn bán khẩu trang giả khẩu trang y tế?

Xử phạt thế nào với hành vi sản xuất, buôn bán khẩu trang giả khẩu trang y tế?
(Tieudung.vn) - Lợi dụng tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều người có hành vi sản xuất, buôn bán khẩu trang giả khẩu trang y tế để trục lợi. Xử phạt thế nào với hành vi này?

Khẩu trang giả thường sử dụng những vật liệu vải kém chất lượng và không có lớp vải lọc kháng khuẩn. Do đó, sẽ không có lọc bụi mịn và các giọt bắn chứa vi khuẩn, vi rút. Sử dụng khẩu trang giả sẽ dễ viêm phổi và đặc biệt là tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh về hô hấp, trong đó bao gồm cả dịch Covid-19.

Xử phạt thế nào với hành vi sản xuất, buôn bán khẩu trang giả khẩu trang y tế?

QLTT TP Hồ Chí Minh thu giữ hàng trăm ngàn khẩu trang giả tại công ty TNHH SX-TM Nam Anh (số 8-8A Đường Lê Lăng, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú)

Do đó, những cá nhân, tổ chức nào có hành vi sản xuất khẩu trang giả khẩu trang y tế sẽ bị phạt nặng theo Điều 10 Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Cụ thể, nếu khẩu trang được sản xuất có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký; hoặc có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu thì sẽ bị phạt như sau:

Phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng trong trường hợp tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5 triệu đồng;

Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3 triệu đồng đến dưới 5 triệu đồng, hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng;

Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng, hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng;

Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng, hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng;

Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;

Phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30 triệu đồng trở lên, hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm .

Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt trên nếu là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

Xử phạt thế nào với hành vi sản xuất, buôn bán khẩu trang giả khẩu trang y tế?

Công an Bình Dương thu giữ 15.000 khẩu trang kém chất lượng tại TP Dĩ An

Đồng thời, nếu có hành vi buôn bán khẩu trang giả thì sẽ bị phạt theo Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3 triệu đồng, hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3 triệu đồng đến dưới 5 triệu đồng, hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng;

Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng, hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng;

Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng, hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng;

Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng, hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;

Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30 triệu đồng trở lên, hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt trên nếu là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.

Ngoài hình thức xử phạt hành chính thì tùy vào mức độ, tính chất hành vi các đối tượng này có thể sẽ phải đối mặt với trách nhiệm hình sự tại Điều 192 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi năm 2017) về tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Theo đó, người phạm tội buôn bán hàng giả có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc phạt tù đến 15 năm. Pháp nhân phạm tội này có thể bị phạt tiền đến 09 tỷ đồng hoặc đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

Tags:
4.4 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.10006 sec| 825.898 kb