Mượn danh yến
Quảng cáo nước yến của một doanh nghiệp in trên bao bì: “Bạn đã thử chưa? Bạn sẽ hoàn toàn ngạc nhiên với sự kết hợp tuyệt vời của tổ yến nguyên chất, nha đam tự nhiên hoà quyệt với vị ngọt thanh của đường phèn tạo nên nước yến nha đam đường phèn với hương vị cực ngon và bổ dưỡng giúp thanh nhiệt, đẹp da, tăng cường sức đề kháng và bồi bổ cơ thể”.
Trên trang Web của một công ty sản xuất nước yến ngân nhĩ, giới thiệu về sản phẩm: "Nước yến rất tốt cho người sử dụng nhờ chứa nhiều đạm (chiếm 53 – 65% thành phần), bột đường, khoáng vi lượng và chất xơ, các dưỡng chất Glyco-protein, vitamin B, axit amin và các loại axit béo… Vì thế, nước yến có tác dụng hồi phục, tăng cường và duy trì sức đề kháng". |
Mặc dù quảng cáo rất là hoành tráng, dùng nhiều mỹ từ nhưng thử nhìn vào thành phần (bắt buộc phải công bố trên nhãn) tạo nên loại nước yến nha đam này xem, chắc chắn sẽ có một cái nhìn khác đi. Cụ thể, thành phần chính: Nước, đường phèn (9%), nha đam (3,5%) yến khô (0,1%), calcium lactate, vitamin D3; thành phần khác Potassium sorbate (202), gellangum (418), agar (406), sodium alginate (401), hương yến tổng hợp.
Như vậy, mặc dù tên là nước yến nha đam nhưng thành phần yến chỉ chiếm 0,1% tức là 1 phần ngàn, trong tên gọi nhà sản xuất cũng lờ đi một rừng hoá chất hiện diện trong thành phần. Đặc biệt, một loạt hoá chất được liệt kê trong thành phần, chỉ ghi chung chung chứ không có tỉ lệ cụ thể...
Vấn đề đặt ra vì sao, thành phần yến trong các loại nước yến chỉ chiếm nhiều nhất là 1 phần ngàn mà tên yến lại được các nhà sản xuất lại dùng yến làm tên chính cho sản phẩm? Trong khi đó, thành phần áp đảo trong các loại nước yến là hoá chất, các nhà sản xuất lại lờ đi không đề cập đến trong tên gọi. Câu trả lời chỉ có thể là các nhà sản xuất mượn danh yến để để bán hàng và cố tình làm mờ đi các thành phần không thân thiện với sức khoẻ người tiêu dùng, bằng cách không đề cập đến trong tên gọi.
Trông chờ vào sự thông minh của người tiêu dùng
Liên quan đến việc ghi, gắn nhãn hàng hoá hiện nay áp dụng Nghị định 43, Nghị định 197, Luật Quảng cáo... thế nhưng theo một số chuyên gia mà chúng tôi trao đổi, vấn đề năm ở chỗ khác đó là không có bộ tiêu chuẩn để làm cơ sở định nghĩa sản phẩm để từ đó bắt buộc các nhà sản xuất gắn nhãn chính xác, đúng bản chất của sản phẩm.
Thành phần yến chưa đến 1/1.000, sao được phép gọi là nước yến?
(Tieudung.vn) - Từ lâu nay nước yến (tự xưng của nhà sản xuất) chiếm một thị phần lớn trong các loại nước giải khát, được bày bán rộng rãi từ siêu thị đến quán nước vỉa hè. Đáng nói, phần nhiều các loại nước yến này chiếm thị phần lớn hiện nay thực chất thành phần chủ yếu là nước đường, hoá chất yến chỉ chiếm tỉ lệ 1 phần ngàn đến một phần triệu, có thể gọi là gần như là không đáng kể. Thế nhưng các nhà sản xuất vẫn đàng hoàng ghi bao bì, quảng cáo là nước yến lừa mị người tiêu dùng. Trách nhiệm của các nhà quản lý đến đâu trong vụ việc này? |
Các sản phẩm nước yến giá rẻ đang lưu hành trên thị trường thực chất chỉ là một loại hỗn hợp hoá chất nhưng các nhà sản xuất vẫn tự cho đó là nước yến và họ dùng những mỹ từ, thổi phồng công dụng để lôi kéo người tiêu dùng.
Một chuyên gia về thực phẩm đề nghị giấu tên cho biết, không riêng ngành hàng nước giải khát, các ngành hàng tiêu dùng khác như nước mắm, nước chấm, cà phê, thức uống dinh dưỡng đang rất loạn danh xưng, tên gọi... có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Hiện nay các nhà sản xuất nước giải khát, nước uống dinh dưỡng... chỉ cần tuân thủ theo đúng quy định về nhãn hàng đã đăng ký. Các cơ quan quản lý chưa quản lý đến bản chất của tên gọi của hàng hoá thể hiện trên nhãn hàng, tên gọi có chính xác với thành phần cấu tạo nên sản phẩm.
Vấn đề hiện nay là chất lượng của các loại nước giải khát gắn nhãn là nước yến nhưng tỷ lệ yến quá nhỏ, gần như là không có nhưng nhà sản xuất vẫn mượn danh yến để gắn nhãn là nước yến vẫn là một khoảng hở. Không chỉ nhãn hàng nước yến, nhãn hàng trà bí đao cũng đang ở trong tình trạng tương tự, mặc dù gắn nhãn là trà bí đao nhưng chỉ toàn hương liệu và một hỗn hợp hoá chất....
Cũng theo vị chuyên gia này, tương tự ngành hàng nước chấm, trên thị trường hiện nay các nhà sản xuất chiếm thị phần lớn vẫn vô tư gắn nhãn là nước mắm cá cơm, nước mắm cá hồi... nhưng thực chất chỉ là hỗn hợp hoá chất và hương liệu, nguyên liệu là cá chỉ góp mặt một tỷ lệ không đáng kể. Vấn đề này dư luận đã lên tiếng rất nhiều nhưng các nhà sản xuất vẫn vô tư gắn nhãn là nước mắm, dựa vào tiềm lực tài chính mạnh, họ quảng cáo dội bom liên tục làm người tiêu dùng tin rằng sản phẩm của họ là tốt. Thực ra, trên nhãn mác đều có ghi thành phần của sản phẩm nhưng thực tế thì không phải người tiêu dùng nào cũng đủ sáng suốt đọc kỹ thành phần trước khi mua. Thậm chí, với những nhãn mác gắn trên sản phẩm, những người ngoài 40 tuổi khó có thể đọc bằng mắt thường.
Câu chuyện không có bộ tiêu chuẩn để làm cơ sở định nghĩa sản phẩm để từ đó bắt buộc các nhà sản xuất gắn nhãn chính xác, đúng bản chất của sản phẩm hiện nay dẫn đến tình trạng vô cùng phức tạp, các cơ quan quản lý đang đẩy trách nhiệm của mình cho người tiêu dùng. Người tiêu dùng buộc phải thông minh, phải tìm hiểu kỹ để bảo vệ chính mình, trong khi đó lẽ ra việc này phải là việc của cơ quan quản lý nhà nước.
Chẳng hạn, ở Mỹ có riêng một cơ quan kiểm soát chất lượng thực phẩm dược phẩm, họ có một bộ tiêu chuẩn riêng. Chẳng hạn, để gắn nhãn mát là cà phê thì sản phẩm đó phải có tối thiểu bao nhiêu phần trăm là cà phê chứ không có chuyện chỉ một lượng không đáng kể cà phê góp mặt trong thành phần là có thể vô tư gọi là cà phê...
Trở lại với câu chuyện nước yến đang bán tràn lan trên thị trường, thực ra là một hỗn hợp hoá chất mượn danh yến, đã đến lúc cần phải có một bộ tiêu chuẩn rõ ràng, trong một sản phẩm phải có bao nhiêu phần trăm yến thì mới gọi là nước yến, có như vậy thì người tiêu dùng mới không bị móc túi, trả một số tiền để uống nước yến nhưng thực chất rước vào cơ thể một hỗn hợp hoá chất.
Trao đổi với PV báo Kinh tế & Đô thị, Luật sư Trương Nguyễn Công Nhân - Công ty Luật TNHH Nhân Việt thuộc Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh cho biết: Việc ghi nhãn và công bố sản phẩm nước yên của tất cả các nhà sản xuất hiện nay bắt buộc phải tuân thủ quy định pháp luật về ghi nhãn và công bố sản phẩm nước yến hiện nay: Luật An toàn Thực phẩm, Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định nào về định lượng thành phần yến cụ thể như thế nào mới được gọi là “Nước yến”. Dẫn đến việc “Nước yến” tràn lan trên thị trường. Người tiêu dùng không còn có khả năng nhận biết đâu là “Nước yến” xịn, đâu là “Nước yến” dỏm. Phần lớn người tiêu dùng chỉ được biết, khi nhà sản xuất bị các Cơ quan quản lý Nhà nước xử lý vi phạm, nhưng những trường hợp này cũng rất hạn chế. Vì vậy, vai trò và trách nhiệm hậu kiểm của Cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này là vô cùng quan trọng. Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, nên chăng: 1. Cần quy định cụ thể và bắt buộc tỷ lệ yến trong thành phần sản phẩm phải đạt đến mức nào thì mới cho phép đặt tên hàng hóa là “nước yến”; những sản phẩm không đạt tỷ lệ yến cho phép thì gọi là “nước giải khát”. 2. Cơ quan quản lý Nhà nước cần xử lý mạnh tay những trường hợp: thành phần sản phẩm thực tế không đúng với hồ sơ công bố, quảng cáo không đúng sự thật về chất lượng và công dụng sản phẩm... Có như vậy mới tránh gây hiểu nhầm và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người tiêu dùng, không loại trừ khả năng nhà sản xuất cố tình đánh lừa tâm lý người tiêu dùng. |
Bài 2: Cả làng vô tư gọi hỗn hợp hoá chất là nước yến, nước yến cao cấp?
(Tieudung.vn) - Các nhà sản xuất gần như được thoả sức tự xưng, gọi tên sản phẩm của mình bằng những cái tên thương mại nghe rất kêu để quảng cáo bán hàng, trong khi đó sản phẩm của họ thực chất chỉ là một hỗn hợp hoá chất, chắc chắn việc có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng là không đáng kể, nếu không muốn nói là nó có hại. |