Thứ 7, 23/11/2024, 06:36 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần thứ nhất tháng 5/2021

Tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần thứ nhất tháng 5/2021
(Tieudung.vn) - Theo báo cáo của Cục Bảo vệ Thực vật về tình hình sinh vật gây hại (SVGH) cây trồng từ ngày 1/5 đến ngày 7/5/2021 và dự báo tuần tiếp theo có những diễn biến như sau:

I. TÌNH HÌNH THỜI TIẾT VÀ CÂY TRỒNG

1. Tình hình thời tiết trong tuần: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia.

1.1. Các tỉnh phía Bắc

Nhiệt độ:  Trung bình: 25,8 0C;          Cao nhất: 34,7 0C;        Thấp nhất: 18,5 0C;

Độ ẩm:     Trung bình   81,7 %;           Cao nhất: 90,0 %;         Thấp nhất:  72,8 %.

- Nhận xét: Trong kỳ chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, có nơi mưa to đến rất to, ngày nắng;

- Dự báo trong tuần tới:

+ Khu vực Trung du Trung du miền núi phía bắc: Từ ngày 07-09/5, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng ngày 09/5 có nơi . Từ ngày 10-13/5, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

+ Khu vực đồng bằng sông Hồng: Từ ngày 07 đến ngày 08/5, có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều trời nắng. Từ ngày 09-13/5, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng; riêng thời kỳ từ ngày 11-13/5 có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 26,8 0C;         Cao nhất: 33,9 0C;        Thấp nhất: 21,2 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 87,2 %;          Cao nhất: 93,0 %;         Thấp nhất: 81,9 %.

- Nhận xét: Đầu và giữa kỳ, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, vùng núi có nơi nắng nóng. Cuối kỳ, có mưa rào và dông vài nơi;

          • Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 07-08/5, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, vùng núi có nơi nắng nóng. Từ ngày 09-13/5, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  1. Các tỉnh miền Trung

a) Duyên hải Nam Trung bộ

Nhiệt độ:  Trung bình: 29,1 0C;         Cao nhất: 33,3 0C;        Thấp nhất: 26,0 0C;

Độ ẩm:     Trung bình: 78,7 %;          Cao nhất: 82,0 %;         Thấp nhất: 74,8 %.

b) Tây Nguyên

Nhiệt độ:  Trung bình: 23,1 0C;         Cao nhất: 34,2 0C;        Thấp nhất 14,0 0C

Độ ẩm:     Trung bình: 77,9 %;          Cao nhất: 87,5 %;         Thấp nhất: 69,8 %.

- Nhận xét: tuần qua ở khu vực Đồng Bằng và Tây Nguyên ngày nắng, đêm và sáng sớm có sương mù nhẹ, rải rác có mưa ở một vài nơi. Nhìn chung, thời tiết thuận lợi cho việc thu hoạch lúa Đông Xuân cuối vụ, xuống giống lúa Xuân Hè và vụ Hè Thu cực sớm. Lúa Xuân Hè, Hè Thu, rau màu và một số cây trồng chính khác sinh trưởng phát triển khá thuận lợi;

- Dự báo trong tuần tới:

          •  + Khu vực Duyên Hải Nam Trung Bộ: Từ ngày 6-08/5, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng. Từ ngày 09-13/5, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi) có nắng nóng.

+ Khu vực Tây Nguyên: Từ ngày 06-13/5, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi nắng nóng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

  1. Các tỉnh phía Nam

Nhiệt độ: Trung bình: 29,6 0C;       Cao nhất: 38,0 0C;         Thấp nhất: 24,9 0C;    

Độ ẩm:    Trung bình: 76,6 %;        Cao nhất: 91,0 %;          Thấp nhất: 65,8 %.

- Nhận xét: Thời tiết khu vực Nam Bộ trong tuần phổ biến ngày nắng, chiều tối xuất hiện mưa và dông rải rác;

- Dự báo trong tuần tới: Từ ngày 06-07/5, ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối có mưa rào và dông rải rác. Từ ngày 8-13/5, phổ biến có mưa vào chiều và tối, ngày nắng, có nơi nắng nóng.

2. Cây trồng và giai đoạn sinh trưởng

2.1. Các tỉnh phía Bắc

a) Cây lúa: Tổng diện tích lúa Đông Xuân đã gieo cấy tính đến ngày 06/5/2021 là 733.830 ha (đạt 99,06 % so với Kế hoạch). Cụ thể:

Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Trà sớm

Ngậm sữa, chắc xanh - đỏ đuôi

79.572

Trà chính vụ

Trỗ - ngậm sữa phơi màu

201.915

Trà muộn

Đứng cái - làm đòng

452.343

Tổng cộng (Thực hiện /Kế hoạch)

733.830/740.768

2.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

a)  Cây lúa: Tổng diện tích lúa Đông Xuân đã gieo cấy tính đến ngày 05/5/2021 là 349.946 ha (Đạt 100,83 % so với Kế hoạch); đã thu hoạch 20.750 ha. Cụ thể:

Trà lúa

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Diện tích thu hoạch (ha)

Trà sớm

Chín sáp - Thu hoạch

110.617

20.750

Trà chính vụ

Trỗ - Chín sáp

231.351

 

Trà muộn

Trỗ- Chắc xanh

7.978

 

Tổng cộng (Thực hiện /Kế hoạch)

349.946/347.085

 

b) Cây trồng khác

Cây trồng

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích gieo trồng/KH (ha)

Ngô xuân

Trỗ - Chín – Thu hoạch

39.646/45.907

Lạc Xuân

PT củ

36.456/40.285

Cây rau các loại

Cây con - PT thân lá-Thu hoạch

39.429/38.890

Cây sắn

PT thân lá

43.446/52.588

Cây mía

Cây con - đẻ nhánh

27.747/47.913

Cây dứa

KTCB - KD

1.815

Cây cam, chanh

Quả non

24.868

Cây cà phê

PT quả

5.105

Cây cao su

KTCB - KD

75.428

Cây hồ tiêu

PT quả

3.839

Cây chè

Ra lộc

13.421

Cây thông

KTCB - KD

104.806

Cây keo

KTCB - KD

527.733

Cây luồng

KTCB - KD

83.756

2.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

  1.   Cây lúa:
  • Lúa Đông Xuân 2020 – 2021 

Tổng diện tích lúa Đông Xuân đã gieo cấy tính đến ngày 055/2021 là 318.645,5  ha (Đạt 101.61 % so với Kế hoạch); trong đó đã thu hoạch 251.771,5 ha (chiếm 79% diện tích); diện tích còn lại trên đồng ruộng 66.874 ha (khoảng 21% diện tích). Cụ thể:

Vụ

Trà

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Diện tích thu hoạch (ha)

Đông Xuân (Đồng Bằng)

 

 

Thực hiện/Kế hoạch

228.893,2/228.604,7

 

Sớm

Thu hoạch xong

42.388,00

42.388,00

Chính vụ

Chín - Thu hoạch

146.443,90

137.572,40

Muộn

Chắc xanh - Chín

40.061,30

14.085,10

Đông Xuân (Tây Nguyên)

 

 

Thực hiện/Kế hoạch

89.752,3/84.982,5

 

Sớm

Thu hoạch xong

5.864,30

5.864,30

Chính vụ

Chín - Thu hoạch

48.467,50

47.104,50

Muộn

Chắc xanh - Chín

35.420,50

4.757,20

Tổng

318.645,5/313.587,2

251.771,50

- Lúa Xuân Hè 2021:

Vụ

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Xuân Hè (Bình Định)

Xuống giống - Mạ - Đẻ nhánh

6.574

- Lúa Hè Thu 2021

Vụ

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích (ha)

Hè Thu (Bình Thuận, Khánh Hòa)

Xuống giống - Mạ - Đẻ nhánh

6.338

Hè Thu (Lâm Đồng)

Xuống giống - Mạ - Đẻ nhánh

2.850

Tổng

9.188

b) Cây trồng khác

Nhóm/loại cây

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích gieo trồng (ha)

- Ngô: Hè Thu 2021

Xuống giống - Cây con

2.026

- Đậu: Hè Thu 2021

Xuống giống - Cây con

671

- Lạc: Hè Thu 2021

Xuống giống - Cây con

740

- Cây rau

Nhiều giai đoạn

42.550

- Sắn

 

250.639

Đồng Bằng

Hè Thu 2020

Tích lũy tinh bột - Thu hoạch

35.712

Vụ Mùa + Thu Đông

Nuôi củ - Tích lũy tinh bột

55

ĐX 2020 - 2021

Phát triển thân lá - Tạo củ

53.715

Hè Thu 2021

Xuống giống

1.020

Tây Nguyên

Hè Thu 2020

Tích lũy tinh bột - Thu hoạch

145.738

Vụ Mùa + Thu Đông

Nuôi củ - Tích lũy tinh bột

750

ĐX 2020 - 2021

Phát triển thân lá - Tạo củ

13.649

- Cây ăn quả:

 

 

+ Thanh long

Chăm sóc - Thu hoạch

32.959

+ Sầu riêng

Quả non

20.350

+ Nho

Chăm sóc - Thu hoạch

1.267

+ Táo

Chăm sóc - Thu hoạch

1.021

+ Dừa

Nhiều giai đoạn

15.058

- Cây công nghiệp:

 

 

+ Chè

Chăm sóc - Thu hoạch

13.278

+ Mía

Cây con - Vươn lóng

43.336

+ Cà phê

Quả non

633.079

+ Tiêu

Chăm sóc

87.265

+ Điều

Ra hoa - Quả non - Thu hoạch

116.294

+ Cao su

Ổn định tầng lá - Khai thác mủ

268.181

2.4. Các tỉnh phía Nam

  1.   Cây lúa
  • Lúa Đông Xuân 2020 – 2021: Tổng diện tích đã gieo cấy 1.590.728 ha; tính đến ngày 6/5/2021 đã thu hoạch được 1.554.073 ha (chiếm 98 % diện tích), diện tích còn lại trên đồng ruộng 36.655 ha (chiếm 2,3 % diện tích) đang chuẩn bị thu hoạch.
  • Lúa Hè Thu 2021: Tổng diện tích đã gieo cấy 811.315 ha; đã thu hoạch 4.966 ha. Cụ thể:

Vụ

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích gieo cấy (ha)

Diện tích thu hoạch (ha)

Hè Thu 2021

Mạ

282.496

 

Đẻ nhánh

273.882

 

Đòng - trỗ

185.472

 

Chín

69.465

 

Thu hoạch

 

4.966

Tổng

816.281

b) Cây trồng khác

Nhóm/ loại cây

Giai đoạn sinh trưởng

Diện tích gieo trồng (ha)

Cây rau:

Nhiều giai đoạn 

57.372

Cây ăn quả:

 

 

+ Dừa

Nhiều giai đoạn

159.029

+ Cây có múi

Nhiều giai đoạn

112.643

+ Cây Xoài

PT cành lá, Ra bông, TH

62.782

+ Chuối

Nhiều giai đoạn

41.054

+ Cây Mít

Nuôi quả, TH

39.048

+ Cây Sầu Riêng

Chăm sóc, PTTL

36.106

+ Cây Nhãn

Chăm sóc, TH

30.266

+ Cây Thanh Long

Nuôi quả, TH

25.332

+ Cây Chôm chôm

Chăm sóc, PTTL

19.543

 Cây công nghiệp:

 

 

+ Cao su

Chăm sóc, Ra lá non, khai thác

460.237

+ Điều

PTTL, Nuôi trái

183.072

+ Sắn (Khoai mì)

PTTL, PT củ, thu hoạch

59.037

+ Tiêu

Sau thu hoạch, PTTL

41.241

+ Cà phê

PTTL

27.982

+ Mía

PT thân, lóng

23.200

+ Cây ngô (bắp)

Cây con, PTTL, trỗ cờ, thu hoạch

10.409

 

II. TÌNH HÌNH SVGH CHỦ YẾU

2.1. Cây Lúa

- Rầy hại lúa: Diện tích nhiễm 22.763 ha (giảm 1.614 ha so với kỳ trước, tăng 12.607 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 2.524 ha, phòng trừ 76.363 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Quảng Ninh, Điện Biên, Hưng Yên, Tiền Giang, Long An, Bình Thuận, Vĩnh Long, Bà Rịa Vũng Tàu, Hậu Giang, Đăk Lăk, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,…

- Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 42.347 ha (giảm 115.997 ha so với kỳ trước, giảm 150.250 ha so với CKNT), trong đó nhiễm nặng 10.449 ha, phòng trừ trong kỳ 165.300 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Long An, …

- Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm 1.121 ha (tăng 06 ha so với kỳ trước, tăng 109 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 1.281 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Long An, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bình Thuận, Gia Lai, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang, Yên Bái, Cao Bằng, …

- Bệnh đạo ôn:

+ Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 5.697 ha (giảm 2.591 ha so với kỳ trước, giảm 7.520 ha  so với CKNT), nhiễm nặng 56 ha, phòng trừ 8.472 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hà Nội, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Hải Phòng, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tiền Giang, …

+ Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 2.689 ha (tăng 1.310 ha so với kỳ trước, tăng 1.084 ha so với CKNT), mất trắng 1,5 ha tại Nghệ An; diện tích phòng trừ trong kỳ 61.848 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Long An, Khu 4, Điện Biên, Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Nam, Lâm Đồng, Gia Lai,…

- Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 5.213 ha (tăng 80 ha so với kỳ trước, tăng 2.627 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 4.295 ha. Phân bố chủ yếu tại các tỉnh phía Nam như Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Kiên Giang, , Bình Thuận, Phú Yên, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, ….

- Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 4.379 ha (tăng 321 ha so với kỳ trước, giảm 4.902 ha so với CKNT), mất trắng 5,1 ha tại Nghệ An,  diện tích phòng trừ trong kỳ 1.275 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Bạc Liêu, Long An, Sóc Trăng, Phú Thọ, Bắc Ninh,

- Bệnh vàng lùn- lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm 266 ha (tăng 193 ha so với tuần trước, tăng 339,5 ha so với CKNT), tỷ lệ nhiễm phổ biến 5 – 10 %, nơi cao > 10% với diện tích 115 ha trên lúa giai đoạn làm đòng – trỗ tại tỉnh Kiên Giang (chủ yếu tại 03 huyện: Giồng Riềng, Châu Thành và Tân Hiệp).

- Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 2.665 ha (tăng 602 ha so với kỳ trước, tăng 69 ha so với CKNT) diện tích phòng trừ trong kỳ 1.984 ha. Phân bố tại các tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh.

- Chuột: Diện tích nhiễm 6.373 ha (giảm 881 ha so với kỳ trước, giảm 9.020 ha so với CKNT), diện tích nặng 296 ha, diện tích phòng trừ trong kỳ 2.403 ha. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh Thái Bình, Hà Nội, Điện Biên, khu 4, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, Hồ Chí Minh, Quảng Nam,…

2.2. Cây Ngô

Sâu keo mùa thu: Tiếp tục phát sinh và gây hại với diện tích nhiễm 626 ha (tăng 39 ha so với kỳ trước, giảm 803 ha so với CKNT), nhiễm nặng 19 ha, diện tích phòng trừ trong kỳ 801 ha. Phân bố chủ yếu tại 25 tỉnh thành trong cả nước như: Lâm Đồng, Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Đăk Lak, Bình Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Băc Kan, Tuyên Quang, Yên Bái, Lạng Sơn, Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Nam Định.

3. Cây Nhãn

Bệnh chổi rồng: gây hại chủ yếu ở các tỉnh phía Nam với diện tích nhiễm 2.154 ha (giảm 30 ha với kỳ trước, tăng 43 ha so với CKNT). Phân bố tại các tỉnh Vình Long, Bình Phước, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, Bến Tre.

2.4. Cây Thanh Long

Bệnh đốm nâu: Diện tích nhiễm 1.388 ha (tăng 87 ha so với kỳ trước, tăng 768 ha so với CKNT), diện tích phòng trừ trong kỳ 1.232 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận.

2.5. Cây Dừa

- Bọ cánh cứng: Diện tích nhiễm 10.810 ha (giảm 31 ha so với kỳ trước, tăng 2.000 ha so với CKNT), nhiễm nặng 996 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh phía Nam như Bình Thuận, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tiền Giang,…

- Sâu đầu đen (Opisina arenosella Walker): Diện tích nhiễm 368,8 ha (tăng 51,1 so với kỳ trước, tăng 368,8 ha so với CKNT), trong đó diện tích nhiễm nặng 116,8 ha. Diện tích đã tiêu hủy 8,3 ha (Bến Tre 7 ha, Sóc Trăng 1,3 ha). Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang, Kiên Giang. Ngoài ra tỉnh Cần Thơ đã ghi nhận sự xuất hiện của sâu đầu đen trên 150 cây dừa ở quận Cái Răng với tỷ lệ gây hại khoảng 5% dưới ngưỡng thống kê.

2.6. Cây Có múi

- Bệnh vàng lá thối rễ: Diện tích nhiễm 1.107 ha (giảm 23 ha so với kỳ trước, tăng 184 ha so với CKNT), nhiễm nặng 55 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bình Thuận, Tiền Giang, Nghệ An, Yên Bái, Hà Nội, Sơn La

- Bệnh Greening: Diện tích nhiễm 1.180 ha (giảm 04 ha so với kỳ trước, tăng 448 ha so với CKNT), nhiễm nặng 31 ha. Phân bố tại Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Bình Phước, Kiên Giang, Nghệ An.

2.7. Cây Hồ Tiêu

- Tuyến trùng: Diện tích nhiễm 3.838 ha (giảm 38 ha so với kỳ trước, giảm 403 ha so với CKNT), nhiễm nặng 555 ha, diện tích phòng trừ trong kỳ 314 ha. Phân bố tại Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Phước, Đồng Nai, Kiên Giang, Bình Dương, Quảng Trị.

- Bệnh chết chậm: Diện tích nhiễm 3.689 ha (giảm 36 ha so với kỳ trước, tăng 33 ha so với CKNT), nhiễm nặng 409 ha; diện tích đã phòng trừ 382 ha. Phân bố tại Gia Lai, Đắk Lắk, Đăk Nông, Bình Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang, Bình Dương, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

- Bệnh chết nhanh: Diện tích nhiễm 342 ha (giảm 57 ha so với kỳ trước, giảm 94 ha so với CKNT), nhiễm nặng 13 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Bình Phước, Kiên Giang, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

2.8. Cây Cà Phê                                                                             

Bệnh gỉ sắt: Diện tích nhiễm 7.629 ha (tăng 234 ha so với kỳ trước, tăng 453 ha so CKNT), diện tích phòng trừ 17.488 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Quảng Trị, Bình Phước, Đồng Nai, Điện Biên.

Bệnh khô cành: Diện tích nhiễm 10.432 ha (giảm 654 ha so với kỳ trước, giảm 1.644 ha so CKNT), nhiễm nặng 20 ha, diện tích phòng trừ 17.882 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Quảng Trị, Bình Phước, Đồng Nai, Điện Biên.

2.9. Cây Chè

Bọ xít muỗi: Phát sinh gây hại với diện tích nhiễm 3.758 ha (tăng 92 ha so với kỳ trước, tăng 535 ha so với CKNT). Phân bố chủ yếu tại các tỉnh Lâm Đồng, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên,…

2.10. Cây Sắn (mì)

Bệnh khảm lá virus: Diện tích nhiễm 70.293 ha (giảm 1.258 ha với kỳ trước, tăng 11.747 ha so với CKNT); trong đó diện tích nhiễm nặng 11.570 ha, mất trắng 85,2 ha (Nghệ An), phòng trừ môi giới truyền bệnh trên diện tích 2.795 ha;

Trong kỳ, tiếp tục ghi nhận sự phát sinh và gây hại của bệnh chủ yếu tại 21 tỉnh/thành trong cả nước: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh, Đồng Nai, BR-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Long An, An Giang, Hồ Chí Minh, Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Gia Lai, Bình Thuận, Đắk Lắk, Ninh Thuận,…

2.11. Cây Điều

- Bệnh thán thư: Diện tích nhiễm 9.672 ha (giảm 780 ha so với kỳ trước, giảm 481 ha so với CKNT), nhiễm nặng 353 ha; diện tích đã phòng trừ trong kỳ 1.361 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu.

- Bọ xít muỗi: Diện tích nhiễm 3.758 ha (tăng 92 ha so với kỳ trước, tăng 535 ha so với CKNT); diện tích đã phòng trừ trong kỳ 2.726 ha. Phân bố tập trung tại các tỉnh Lâm Đồng, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên….  

2.13. Cây lâm nghiệp:

- Sâu róm thông: Diện tích nhiễm tại Nghệ An 2.644,7 ha (tăng 1.981 ha so với kỳ trước, tăng 1.018 ha so với CKNT), nhiễm nặng 451,7 ha.  Hiện tại sâu róm thông thế hệ I/2021 chủ yếu tuổi 3,4,5 phát sinh gây hại phổ biến 15-25 con/cây, trung bình 30-40 con/cây, cao 70-100 con/cây, cục bộ 200-250 con/cây.

- Châu chấu tre lưng vàng: Phát sinh và gây hại trên tre, luồng tại Thanh Hóa, Sơn La, Bắc Kan, Bắc Kạn, Điện Biên, Cao Bằng,… với diện tích nhiễm 189 ha (cao hơn 107 ha so với tuần trước, cao hơn 127 ha so với CKNT), mật độ phổ biến 30-60 c/m2, nơi cao 100-200  c/m2, cá biệt có nơi 300-500 c/m2, trong tuần đã phòng trừ 28 ha. 

2.1.4. Cỏ dại: Châu chấu tre phát sinh gây hại tại Cao Bằng với diện tích nhiễm 0,6 ha (thấp hơn 2,1 ha so với kỳ trước, cao hơn 0,4 ha so với CKNT), phòng trừ 0,6 ha.

III. DỰ BÁO SVGH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ

1. Dự báo SVGH chủ yếu trên cây trồng

1.1. Trên cây Lúa

1.1.1. Các tỉnh Bắc Bộ

- Bệnh đạo ôn lá và cổ bông:

Trong thời gian tới nếu thời tiết tiếp tục bổ xung các đợt không khí lạnh kèm theo mưa, bệnh đạo ôn lá sẽ tiếp tục phát sinh và gây hại trên các giống lúa nhiễm, ruộng bón thừa đạm; bệnh đạo ôn cổ bông sẽ gây hại trên giống nhiễm trỗ khoảng trung tuần tháng 5, đặc biệt là những ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn lá nặng (Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội,...) nếu không chủ động phòng chống kịp thời;

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 2 tiếp tục gây hại trên những diện tích lúa Đông Xuân muộn, diện xanh tốt và chưa được phun trừ hoặc phun kém hiệu quả, phân bố chủ yếu tập trung tại các tỉnh ven biển như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Hà Nam,...

- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Tiếp tục gây hại chủ yếu trên các giống lúa nhiễm, trà sớm – chính vụ, mật độ tăng, hại nặng diện hẹp;

- Sâu đục thân 2 chấm: Trưởng thành lứa 2 tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Sâu non gây dảnh héo, bông bạc diện hẹp trên trà lúa trỗ từ ngày 10/5 trở đi;

Ngoài ra, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn ,... gây hại tăng trên các giống lúa nhiễm sau các trận mưa giông; bệnh đen lép hạt, chuột,.. hại cục bộ.

1.1.2. Các tỉnh Bắc Trung Bộ

- Bệnh đạo ôn cổ bông: tiếp tục phát sinh và gây hại chủ yếu trên lúa Đông xuân muộn giai đoạn trỗ bông - ngậm sữa tại các tỉnh trong vùng (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình...), đặc biệt trên những diện tích đã nhiễm bệnh đạo ôn lá nặng, giống nhiễm, bón thừa đạm,....

Ngoài ra, các đối tượng khác như: rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh khô vằn, bệnh bạc lá- đốm sọc vi khuẩn, đen lép hạt,... tiếp tục phát triển và gây hại mạnh trên lúa Đông Xuân giai đoạn trỗ bông – chín sữa; chuột tiếp tục phát sinh gây hại trên các trà lúa, hại nặng cục bộ trên các khu vực ven làng, gò bãi, mương máng,..; sâu đục thân 2 chấm, bệnh đốm nâu,... phát sinh cục bộ và gây hại nhẹ.

1.1.3. Các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:

Sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm, bọ trĩ, ruồi đục lá, bệnh đạo ôn lá, ốc bươu vàng, chuột,... tiếp tục gây hại trên lúa Xuân Hè, Hè Thu giai đoạn mạ - đẻ nhánh – đứng cái.

1.1.4. Các tỉnh Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long

- Rầy nâu: trên đồng ruộng phổ biến rầy tuổi 4 – trưởng thành. Cần theo dõi chặt chẽ diến biến của rầy trên đồng ruộng, quản lý tốt nguồn rầy tại chỗ, tránh để rầy lây lan ra diện rộng và truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho các diện tích lúa mới xuống giống.

- Bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá: có khả năng bệnh tiếp tục phát triển và gây hại tăng trên trà lúa Hè Thu 2021, đặc biệt là trên những ruộng gieo sạ không theo đúng lịch khuyến cáo của ngành nông nghiệp.

- Bệnh đạo ôn lá: Do điều kiện thời tiết biên độ nhiệt giữa ngày và đêm chênh lệch sẽ thích hợp cho bệnh đạo ôn phát triển. Dự báo, trong thời gian tới bệnh tiếp tục gia tăng diện tích nhiễm trên trà lúa Hè Thu 2021 giai đoạn đẻ nhánh.

Ngoài ra, theo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thời gian tới, thời tiết trong khu vực mưa nhiều, ngày nắng cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng như bệnh bạc lá vi khuẩn, bệnh đen lép hạt, ốc bươu vàng,... phát triển và lây lan gây hại. Chú ý thăm đồng và chủ động các biện phòng chống kịp thời, hiệu quả.

1.2. Trên cây trồng khác

- Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu...  tiếp tục phát sinh và gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình tại các vùng trồng ngô trên cả nước; Sâu xám, sâu đục thân, sâu cắn lá, bệnh khô vằn, chuột,... phát sinh gây hại nhẹ, hại nặng cục bộ.

- Trên cây rau, màu: Bênh héo vàng trên lạc có xu hướng phát sinh gây hại tăng trên lạc giai đoạn đâm tia – phát triển củ. Các đối tượng sinh vật gây hại khác như: Ruồi đục hành, rệp, bệnh đốm lá, ... tiếp tục phát sinh gây hại phổ biến ở mức nhẹ - trung bình.

- Cây ăn quả có múi: Rệp muội, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, ... hại tăng; bệnh chảy gôm, bệnh vàng lá thối rễ, bệnh greening, bệnh sẹo, bệnh loét... tiếp tục phát sinh và gây hại mạnh tại các vùng chuyên canh, chăm sóc kém.

- Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục phát sinh gây hại tại các tỉnh phía Nam; bọ xít nâu, sâu đục quả, cuống quả hại tăng; bệnh thán thư, bệnh sương mai,.. tiếp tục hại.

- Cây chè: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bệnh thối búp,... tiếp tục phát sinh gây hại.

- Cây Mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục phát sinh gây hại, đặc biệt tại những ruộng chưa được tiêu hủy hoặc tiêu hủy chưa triệt để.

- Cây sắn: Bệnh khảm lá tiếp tục phát sinh gây hại và gia tăng diện tích nhiễm bệnh trên các diện tích sắn trồng mới bằng nguồn giống không sạch bệnh tại các vùng trồng sắn khu vực miền Trung và phía Nam.

- Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên Cà phê chè ở Lâm Đồng; bọ cánh cứng tiếp tục gây hại trên cây Cà phê ở giai đoạn kiến thiết cơ bản ở Kon Tum, Đắk Lắk; rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, khô quả, mọt đục quả, bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt,... tiếp tục gây hại;

- Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, bệnh gỉ sắt, bệnh thán thư, bệnh chết chậm, rệp các loại... tiếp tục phát sinh và gây hại tăng tại các vườn kém chăm sóc, hại nặng cục bộ;

- Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh thán thư... tiếp tục phát sinh gây hại tăng trong điều kiện thời tiết thuận lợi thời gian tới, hại nặng cục bộ;

- Cây Thanh Long: Bệnh đốm nâu, thán thư, ... phát sinh gây hại tăng do điều kiện thời tiết mưa nhiều và ẩm độ cao;

- Cây Dừa: Bọ cánh cứng tiếp tục phát sinh và gây hại cục bộ tại các vùng trồng dừa; sâu đầu đen có khả năng tiếp tục lây lan gây hại tại các khu vực trồng dừa tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang, Kiên Giang,...

- Cây tre, luồng, vầu: Châu chấu tre tiếp tục nở, mật độ tăng và tiếp tục hại tập trung tại khu vực châu chấu sinh sản hàng năm thuộc các tỉnh Điện Biên, Bắc Kan, Cao Bằng, Thanh Hóa,...

2. Đề xuất biện pháp chỉ đạo phòng trừ SVGH chủ yếu trong kỳ tới

- Chỉ đạo các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ thực hiện tốt Công văn số 818/BVTV-TV, ngày 27/4/2021 của Cục Bảo vệ thực vật về phòng chống sinh vật gây hại cây trồng cuối vụ Đông Xuân.

- Chỉ đạo các tỉnh khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ thực hiện công văn 401/BVTV-TV ngày 08/3/2021 về việc chủ động giám định virus để phòng chống bệnh lùn sọc đen hại lúa.

- Chỉ đạo các tỉnh DHNTB và Tây Nguyên tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của các đối tượng SVGH trên trà lúa Đông Xuân muộn, lúa Xuân Hè và Hè Thu sớm để chủ động các biện pháp phòng chống.

- Chỉ đạo các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của rầy trên đồng ruộng, quản lý tốt nguồn rầy tại chỗ, tránh để rầy lây lan ra diện rộng và truyền bệnh vàng lùn- lùn xoắn lá cho diện tích mới xuống giống. Đối với diện tích lúa đã nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, hướng dẫn người dân nhỏ bỏ, tiêu hủy cây lúa bệnh để loại bỏ nguồn bệnh trên đồng ruộng; phun trừ côn trùng môi giới truyền bệnh. Tiếp tục theo dõi diễn biến rầy vào đèn, xác định cao điểm rầy vào đèn chỉ đạo xuống giống vụ Hè Thu 2021 “né rầy”.

- Chỉ đạo các Trung tâm BVTV vùng, các tỉnh thực hiện tốt theo công văn số 944/BVTV-TV ngày 01/6/2020 của Cục BVTV về định kỳ.

- Chỉ đạo các tỉnh trồng ngô tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 4962/BNN-BVTV ngày 15/7/2019 của Bộ trưởng về tăng cường chỉ đạo phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô, giám sát phòng chống hiện tượng lùn xoắn lá ngô; Theo dõi chặt chẽ diễn biến của sâu keo mùa thu hại ngô. Tổ chức phun trừ cho những nơi có mật độ sâu cao.

- Các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ tiếp tục nắm chắc diễn biến tình hình và chủ động biện pháp phòng chống các đối tượng SVGH như: bệnh chết nhanh, chết chậm và tuyến trùng rễ hại trên cây hồ tiêu; rệp, bệnh khô cành, bệnh gỉ sắt,.. hại trên cây cà phê; bọ xít muỗi và  bệnh thán thư hại trên cây điều.

- Các tỉnh trồng sắn tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 5957/CT-BNN-BVTV ngày 06/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh khảm lá virus hại sắn.

- Các tỉnh thực hiện tốt Chỉ thị số 9864/CT-BNN-BVTV ngày 19/12/2018 của Bộ NN&PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống chuột bảo vệ sản xuất.

- Chỉ đạo các tỉnh tiếp tục điều tra, phát hiện và chủ động biện pháp phòng chống sâu bệnh hại trên cây lâm nghiệp ./.

Tags:
Cục Bảo vệ Thực vật
4.1 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.89235 sec| 1276.984 kb