Thứ 6, 26/07/2024, 08:26 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate chắp cánh nông sản Việt

NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate chắp cánh nông sản Việt
(Tieudung.vn) - Nỗ lực trúng mùa – được giá, nhiều nhà vườn ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã mạnh dạn ứng dụng các giải pháp dinh dưỡng mới để đảm bảo năng suất, nâng cao giá trị hoa trái theo các tiêu chuẩn chất lượng, xuất khẩu. Trong đó, mô hình thực nghiệm NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate đang được đón nhận, lan tỏa mạnh mẽ vì lợi ích nổi trội và hiệu quả bền vững.

Mùa vui nối tiếp cho nhà vườn Tây Nam Bộ

Tiếp sau hội thảo tại Tiền Giang, những và đúc kết thành công trên cây bưởi, cây mít đã được các chuyên gia, những nhà nông “trong cuộc” trình bày ở hội thảo “Giải pháp dinh dưỡng hiệu quả cho cây ăn trái vùng ĐBSCL”, diễn ra ngày 16/8/2023 tại Vị Thanh, Hậu Giang.

NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate chắp cánh nông sản Việt

Vườn bưởi của ông Mai Văn Toàn - Kế Sách, Sóc Trăng 

Tham gia chương trình có: ông Võ Xuân Tân – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang; GS.TS Nguyễn Bảo Vệ - Giảng viên ưu tú, Chuyên gia nông nghiệp; Ths Nguyễn Văn Sơn – Trưởng bộ môn kỹ thuật canh tác, viện cây ăn quả miền Nam. Đại diện PVCFC có ông Lê Hoàng Kiệt – Giám đốc sản phẩm mới và giải pháp dịch vụ nông nghiệp (DVNN) – Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau, hơn 350 nông dân cùng các đại lý của Phân bón Cà Mau (PBCM) tại Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng và các khu vực lân cận.

Mẫu số chung của 22 mô hình tại Tây Nam Bộ, 06 mô hình ở Hậu Giang, 04 ở Cần Thơ và 06 tại Sóc Trăng chính là sản lượng và chất lượng cây ăn trái phổ biến như bưởi, mít… nâng cao rõ rệt. Nhà nông cũng tiếp nhận giải pháp dinh dưỡng 3 hợp thời: chất lượng – giá cả hợp lý – công nghệ tiên tiến.

NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate chắp cánh nông sản Việt

Hội thảo có sự tham gia của hơn 350 nông dân cùng các đại lý của Phân bón Cà Mau (PBCM) tại Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng và các khu vực lân cận.

Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Xuân Tân – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Hậu Giang cho biết, Hậu Giang có tổng diện tích tự nhiên là 162.223 ha, chiếm 3,95% diện tích vùng ĐBSCL. Là tỉnh thuần nông với khoảng 80% dân số sản xuất nông nghiệp, toàn tỉnh hiện có hơn 136.000 ha đất nông nghiệp, chiếm 86,58% diện tích tự nhiên của tỉnh; trong đó sản xuất lúa có khoảng 77.000 ha. Cây ăn trái khoảng 45.800 ha. Cụ thể: cây có múi là 12.341 ha, xoài 2.907 ha, mít 9.972 ha, mãng cầu 692 ha, khóm 3.103 ha, sầu riêng 2.296 ha, còn lại cây ăn trái khác 14.489 ha. Trong thời gian qua, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở bám sát các giải pháp phát triển kinh tế .

Diện tích đất phèn của Hậu Giang là 67.763 ha, chiếm 42,29% diện tích tự nhiên của tỉnh và các cây trồng tồn tại được là cây khóm, mía, cây lúa và một số loại cây ăn trái khác chịu được phèn. Việc sử dụng phân bón cho cây trồng còn mang tính tự phát, thiếu khoa học. Một số nông dân còn lạm dụng phân hóa học vì phân hóa học có hiệu quả nhanh, nhưng nếu sử dụng trong thời gian sẽ dẫn đến tình trạng đất đai bị suy thoái đặc biệt là đất phèn gây lãng phí, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến con người. Tuy nhiên cũng có một số nông dân áp dụng việc bón phân cho các loại cây trồng trên đất phèn theo sự khuyến cáo của các nhà khoa học và các cán bộ kỹ thuật của ngành Nông nghiệp.

NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate chắp cánh nông sản Việt

Cán bộ kỹ thuật PBCM luôn đồng hành cùng bà con trong từng giai đoạn phát triển của vườn cây

Chia sẻ tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Bảo Vệ - Giảng viên ưu tú, Chuyên gia nông nghiệp đã hướng dẫn và chia sẻ nhiều về cách theo dõi và chăm sóc cây trồng đến bà con nông dân… đối với cây bưởi, việc ra chồi mới sau vụ thu hoạch rất quan trọng, PBCM đáp ứng điều này, giúp cây ra hoa đậu quả tốt hơn. Dinh dưỡng từ phân bón thẩm thấu nhanh và tán đều, không vón cục nên cây hấp thu trọn vẹn. Bộ rễ khỏe, lá to hơn và dày hơn.

Tại hội thảo, những nhà vườn thành công khi nhanh nhạy ứng dụng cái mới, tiến bộ đã chia sẻ kinh nghiệm của mình góp phần lan tỏa cảm hứng đến bà con quanh vùng.

Cách đây 02 năm, nhà nông Lê Văn Út (ấp 6, Vị Đông, Vị Thủy, Hậu Giang) quyết tâm tìm lối ra cho trái mít khỏi tầm giá lẹt đẹt chục ngàn. Quyết định tham gia mô hình thực nghiệm dinh dưỡng mới tân tiến của PBCM, ông Út nhận kết quả mỹ mãn.

NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate chắp cánh nông sản Việt

Vườn xoài của ông Lê Văn Mót - Lấp Vò, Đồng Tháp sử dụng Phân bón Cà Mau 

So với vườn trồng đối chứng theo kiểu cũ đạt 24,4 tấn, trung bình 61kg trái/cây, vườn dùng PBCM cho ông Út 24,5 tấn, trung bình 61,25kg trái/cây. Trái mít tròn đều cân đối, ôm nặng tay, gai nở to. Múi trong nhiều, ít xơ, rất thơm và dày ngọt. “Từ đầu năm lớn như Trung Quốc bắt đầu hút lại, thương lái tìm mua hết những vườn đạt chuẩn khiến giá trái tăng. Lợi nhuận kết vụ 1.779.832.000đ tăng 0,66% so trồng đối chứng”, ông Út phấn khởi cho biết.

Phân bón công nghệ - Giải pháp nâng tầm nông sản Việt

Với nông dân Mai Văn Toàn (ấp Thành Tân, Kế Thành, Kế Sách, Sóc Trăng), mùa quả ngọt đã đến trên 1.000m2 9 năm tuổi. Từ đầu đã hướng tới tiêu chuẩn chất lượng, anh bám sát quy trình và chỉ dùng phân bón tốt. Chọn PBCM, anh Toàn thấy cây chắc khỏe phục hồi sau thu hoạch nhanh. Sâu bệnh ít nên cũng hạn chế thuốc bảo vệ thực vật. Với các dòng PBCM, NPK Cà Mau anh không cần bón nhiều nên tiết kiệm chi phí kha khá. Cây bưởi hấp thu dinh dưỡng trọn vẹn, trái kết nhiều hơn mà chất lượng cũng đồng đều, bóng mẩy, chắc nịch.

NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate chắp cánh nông sản Việt

Ông Bùi Văn Hoàng - Tân Thành, Long An chia sẻ sử dụng NPK Cà Mau giúp vườn mít đạt năng suất cao ổn định, chi phí canh tác giảm

Trong khi vườn thực nghiệm PBCM đạt 14,66 tấn, trung bình trái 1,69kg thì vườn đối chứng chỉ đạt 13,94 với trung bình trái nặng 1,61kg, lần lượt mang về cho anh Toàn 207,26 triệu và 185,85 triệu.

Sản xuất theo công nghệ polyphosphate bản quyền Tây Ban Nha, từng hạt phân bón NPK Cà Mau đồng đều dễ phối trộn, không bị vón cục, kết tủa gây chua trong đất, dinh dưỡng phân tán đều nên cây hấp thu gần như trọn vẹn. Ngoài lượng đạm trên 20%, yếu tố N cao và P hữu hiệu cao cũng rất cần thiết cho sự phát triển của cây bưởi, cây mít... cần thân vững chắc.

Trái bưởi miền Tây thơm ngon, dinh dưỡng cao nay với giải pháp phân bón thông minh, tăng khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Anh Toàn hồ hởi khoe qua báo đài, biết rằng trái bưởi Việt Nam sắp được bày bán tại các siêu thị Nhật Bản và Mỹ, sau khi đã có mặt tại Canada.

NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate chắp cánh nông sản Việt

PVCFC phối hợp cùng các chuyên gia nông nghiệp tại các viện trường thường xuyên kiểm tra và nông dân kỹ thuật canh tác hiệu quả

Theo các chuyên gia, việc nông dân tham gia các kiểu mô hình canh tác thông minh như vầy sẽ giúp nâng cao hiệu quả nông nghiệp. Nông sản ĐBSCL có đầu ra ổ định hơn và nhiều cơ hội hơn để tiến ra sân chơi quốc tế. phân bón mới như NPK Cà Mau polyphosphate cũng đáp ứng tiêu chí nông nghiệp xanh bền vững mà toàn cầu hướng tới.

Trong những năm gần đây năng suất cây trồng tăng lên không ngừng, không chỉ do có sự đóng góp to lớn của công tác cải tiến giống, kỹ thuật... mà còn có vai trò quan trọng của phân bón. Để có được năng suất cao trước tiên cần phải có giống tốt, tuy nhiên để giống phát huy tốt tiềm năng năng suất thì phải có biện pháp canh tác hợp lý do đó phân bón cũng là yếu tố quan trọng để tăng năng suất cây trồng, bón phân đầy đủ cân đối hợp lý sẽ thu được năng suất cây trồng cao, chất lượng sản phẩm tốt, không làm ô nhiễm môi trường, suy kiệt đất mà còn giúp tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh tế.

Tags:
3.8 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Liên kết hữu ích

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
0.95136 sec| 830.648 kb