Thứ 2, 25/11/2024, 04:05 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Chín tháng năm 2022 ngành nông nghiệp tăng trưởng xấp xỉ 3 %

Chín tháng năm 2022 ngành nông nghiệp tăng trưởng xấp xỉ 3 %
(Tieudung.vn) - Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực nông lâm thủy sản (NLTS) 9 tháng đạt 2,99% so với cùng kỳ 2021; trong đó, nông nghiệp tăng khoảng 2,43%, lâm nghiệp tăng 5,2% và thủy sản tăng 4,43%.

Chín tháng năm 2022, mặc dù ngành nông nghiệp, nông thôn thực hiện kế hoạch trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm được kiểm soát; giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi...) tăng mạnh những tháng đầu năm; khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng tăng bởi tác động kép của xung đột Nga – Ucraina... Tuy nhiên, ngành nông nghiệp đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các giải pháp một các đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt. Nhờ vậy, nông nghiệp vẫn đạt tăng trưởng khá; năng suất, sản lượng nhiều sản phẩm chủ lực tăng, khẳng định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, , hàng hóa thiết yếu, góp phần vào tăng trưởng chung của kinh tế cả nước.

Tình hình sản xuất tăng trưởng mạnh  

Trong 9 tháng, giá trị sản xuất trồng trọt tăng khoảng 1,0% so với cùng kỳ năm 2021. Cụ thể: Lúa: Lũy kế đến trung tuần tháng 9, cả nước gieo cấy được gần 7 triệu ha lúa; đã thu hoạch trên 5,4 triệu ha; năng suất bình quân đạt 61,6 tạ/ha; sản lượng thu hoạch trên 33,4 triệu tấn. Nhóm cây ăn quả: Tổng diện tích đạt 1.162,6 nghìn ha, tăng 25,6 nghìn ha, tăng 2,3%. Nhóm cây công nghiệp: Tổng diện tích đạt 2.198,3 nghìn ha, tăng 18,0 nghìn ha (+0,8%).

Chín tháng năm 2022 ngành nông nghiệp tăng trưởng xấp xỉ 3 %

9 tháng đạt 2,99% so với cùng kỳ 2021; trong đó, nông nghiệp tăng khoảng 2,43%, lâm nghiệp tăng 5,2% và thủy sản tăng 4,43%.

Chăn nuôi: Nhờ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát nên chăn nuôi gia súc, gia cầm đã phục hồi và phát triển trở lại. Giá trị sản xuất 9 tháng tăng khoảng 5,35% với sản lượng thịt hơi các loại đạt trên 5,1 triệu tấn, tăng 5,33% so cùng kỳ năm trước (CKNT); trong đó, đàn lợn ước tăng 8,8%, sản lượng thịt lợn hơi ước đạt 3.232,7 nghìn tấn, tăng 5,8%. Đàn gia cầm ước tăng 3,8%; sản lượng thịt ước đạt 1.467,1 nghìn tấn, tăng 4,8%. Trứng ước đạt 13,4 tỷ quả, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Lâm nghiệp: Trồng rừng đạt 187,5 nghìn ha, tăng 6,4% so với CKNT; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 13,7 triệu m3, tăng 6,18%; sản lượng củi 13,9 triệu ste, tăng 0,36%. Chín tháng, cả nước thu 2.471 tỷ đồng tiền dịch vụ MTR đạt 82,4% kế hoạch, tăng 17,2% so CKNT; đã cấp chứng chỉ cho hơn 51.000 ha rừng.

Thủy sản: Giá trị sản xuất lĩnh vực thủy sản 9 tháng ước tăng khoảng 4,43% so với CKNT. trong đó, sản lượng thủy sản tháng 9 ước đạt 805,9 nghìn tấn, tăng 4,3% so với T9/2021; lũy kế 9 tháng, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 6.602,8 nghìn tấn, tăng 2,6% so với CKNT. 

Trước ảnh hưởng của việc giá dầu tăng giá ảnh hưởng tới khai thác thủy sản, Bộ hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm soát tàu cá tại cảng; khuyến cáo ngư dân có tàu cá hiệu quả sản xuất thấp chuyển đổi nghề khai thác; hoặc tranh thủ sửa chữa, bảo dưỡng tàu và ngư lưới cụ, góp phần giảm cường lực khai thác trong ngắn hạn, nguồn lợi thủy sản có thời gian phục hồi.

Tiêu thụ nông sản, phát triển được mở rộng

Xuất, nhập khẩu: Chín tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu NLTS khoảng 74,7 tỷ USD, tăng 10,7% so với CKNT; trong đó xuất khẩu (XK) ước khoảng 40,8 tỷ USD, tăng 15,2% so với CKNT; nhập khẩu (NK) ước khoảng 33,9 tỷ USD, tăng 5,7%; xuất siêu khoảng 6,9 tỷ USD, gấp 2 lần so với CKNT.

Về xuất khẩu, nhóm nông sản chính trên 16,8 tỷ USD, tăng 7,5%; lâm sản chính khoảng 13,3 tỷ USD, tăng 10,8%; thủy sản trên 8,5 tỷ USD, tăng 38,0%; chăn nuôi 265,5 triệu USD, giảm 18,4%. Đến nay, có 07 sản phẩm/nhóm sản phẩm đạt giá trị XK trên 02 tỷ USD (cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, sản phẩm gỗ). Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn CKNT, như: Cà phê gần 3,1 tỷ USD (tăng 37,6%); cao su trên 2,3 tỷ USD (tăng 7,8%); gạo trên 2,6 tỷ USD (tăng 9,3%); hồ tiêu khoảng 774 triệu USD (tăng 7,7%); sắn và sản phẩm sắn trên 1,0 tỷ USD (tăng 21,0%), cá tra trên 1,9 tỷ USD (tăng 83,3%), tôm gần 3,5 tỷ USD (tăng 24,8%), gỗ và sản phẩm gỗ trên 12,4 tỷ USD (tăng 11,4%); mây, tre, cói thảm 654 triệu USD (tăng 3,4%), phân bón các loại 900 triệu USD (tăng 170,4%); thức ăn gia súc và NL 861 triệu USD (tăng 9,7%). 

Về thị trường XK: 9 tháng, các thị trường thuộc khu vực châu Á (chiếm 43,7% thị phần), châu Mỹ (28,3%), châu Âu (11,6%), châu Đại Dương (1,7%) và châu Phi (1,7%). Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt trên 10,5 tỷ USD (chiếm 25,8% thị phần); đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc khoảng 7,4 tỷ USD (chiếm 18,2% thị phần); thứ 3 là thị trường Nhật Bản với giá trị XK đạt trên 3,1 tỷ USD (chiếm 7,6%); thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với giá trị XK đạt trên 1,9 tỷ USD (chiếm 4,7%).

Chín tháng năm 2022 ngành nông nghiệp tăng trưởng xấp xỉ 3 %

Các chỉ số thống kê của ngành nông nghiệp 9 tháng năm 2022 đều tăng trưởng khá

Đến nay, đã cấp 4.597 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu tại 54 tỉnh, thành phố; 1.419 mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu cho các loại quả tươi (thanh long, xoài, vú sữa, chuối, bưởi, chanh không hạt, nhãn, vải, ớt, thạch đen...) được phép xuất khẩu sang Trung Quốc, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản… Gần nhất có 02 Nghị định thư về xuất khẩu chanh dây và sầu riêng đã được ký giữa Việt Nam - Trung Quốc; đã có 25 mã số cơ sở đóng gói và 51 vùng trồng sầu riêng được Trung Quốc phê duyệt và trong tháng 9 đã xuất khẩu lô sầu riêng chính ngạch đầu tiên sang thị trường Trung Quốc.

Phát triển nông thôn, xây dựng NTM; đổi mới tổ chức sản xuất  

Xây dựng nông thôn mới: Có 5.854/8.225 xã (71,2%) đạt chuẩn nông thôn mới; có 925 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 110 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; bình quân cả nước đạt 17,1 tiêu chí/xã; có 255 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM (đạt 39,6% số huyện cả nước). Có 18 tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn NTM; công nhận 8.478 sản phẩm OCOP với 4.351 chủ thể tham gia.

Đổi mới, tổ chức lại sản xuất; phát triển kinh tế nông thôn: Cả nước có 19.002 HTX nông nghiệp (tăng 662 HTX so CKNT), với trên 3,5 triệu thành viên. 9 tháng đầu năm thành lập khoảng 1.543 doanh nghiệp (chiếm 1,37% số doanh nghiệp cả nước gia nhập thị trưởng). Như vậy, số doanh nghiệp NLTS hiện trên 15,1 nghìn DN, tăng 989 DN so với cuối năm 2021. 

Đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Tổ chức lại sản xuất theo vùng chuyên canh. Đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác, hỗ trợ hợp tác, liên kết theo chuỗi. Hướng dẫn, định hướng các địa phương (nhất là các vùng trọng điểm sản xuất gạo, chăn nuôi, thủy sản) có kế hoạch sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường.Thúc đẩy phát triển chăn nuôi bền vững, an toàn sinh học, đảm bảo nguồn cung và ổn định giá thực phẩm, giá thịt lợn để góp phần giữ chỉ số CPI trong ngưỡng cho phép, nhất là dịp Tết nguyên đán Quý mão năm 2023.

Phát triển thị trường tiêu thụ NLTS (bao gồm lương thực thực phẩm): Tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước, phát triển đa dạng các kênh, các hình thức giao dịch phân phối, thương mại tiêu thụ. Phát triển hệ thống lưu thông tạo điều kiện cho người có khả năng tiếp cận LTTP trong mọi tình huống; tổ chức tốt việc mua, bán, dự trữ lương thực tại các địa phương.

Chín tháng năm 2022 ngành nông nghiệp tăng trưởng xấp xỉ 3 %

Ngành thủy sản vẫn duy trì tăng trưởng cao

Chủ động cùng Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao nghiên cứu, phân tích, thị trường, cơ hội và thách thức; đánh giá tác động và tham mưu Thủ tướng Chính phủ có đối sách, kịch bản thích ứng với diễn biến cung - cầu NLTS trên thế giới, nhất là đối với hàng LTTP (như mới đây là chính sách “phát triển nông nghiệp bền vững” của Thái Lan, Châu Âu ban hành “Chính sách nông nghiệp chung mới”, Ấn độ hạn chế xuất khẩu gạo, Trung Quốc dần nới lỏng hạn chế xuất nhập khẩu khi thực thi chính sách “zezo Covid”…). 

Tăng cường hợp tác quốc tế; tháo gỡ rào cản kỹ thuật, phát triển thị trường xuất khẩu; hài hòa hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế lĩnh vực ANLT; Nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KHCN; gia tăng chế biến để nâng cao năng suất, chất lượng LTTP. Nghiên cứu chọn tạo giống, quy trình thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng, chống chịu dịch bệnh. Nâng cấp và hiện đại hóa kết cấu hạ tầng NN, NT phục vụ sản xuất LTTP và nhân dân. 

Theo dõi tình hình thời tiết, nguồn nước, xâm nhập mặn để chỉ đạo ứng phó kịp thời; tăng cường quản lý, vận hành đảm bảo an toàn đập, hồ chứa thủy lợi, các giải pháp phòng, chống thiên tai hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại.

Tags:
3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.00307 sec| 821.602 kb