Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Whitey Basson, CEO của Shoprite Holdings, nói rằng tập đoàn này đang có khuynh hướng &A, thâu tóm.
Shoprite hiện hoạt động tại 15 quốc gia ở châu Phi và 17% lợi nhuận của hãng thu được từ những chuỗi siêu thị bên ngoài thị trường quê nhà tính đến tháng 6 năm nay so với mức 12% hồi năm ngoái.
Ngoài cái tên khá lạ Shoprite, một số doanh nghiệp Nhật đang có các kế hoạch cụ thể thâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam, sau thành công ban đầu của những người đi trước.
![]() |
Mô tả ảnh... |
Thương hiệu bán lẻ hàng tiêu dùng ứng dụng thời trang Nhật - Miniso - sẽ có mặt ở Việt Nam bằng hình thức nhượng quyền thương hiệu thông qua Tập đoàn Lê Bảo Minh, doanh nghiệp được biết đến là nhà phân phối độc quyền thương hiệu Canon trong hơn 15 năm qua.
Theo kế hoạch, tập đoàn Lê Bảo Minh trong năm nay sẽ mở chuỗi 13 cửa hàng Miniso tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Vinh (Nghệ An), Cần Thơ và Hải Phòng. Như vậy, trong thời gian tới, ngoài việc phân phối độc quyền thương hiệu Canon, Lê Bảo Minh sẽ mở cửa hàng bán đồ gia dụng, thời trang, làm đẹp, kỹ thuật số... xuất xứ từ Nhật. Ra đời năm 2013 tại Nhật Bản, chỉ trong 3 năm, hiện thương hiệu nay đã phát triển 1.600 cửa hàng tại 21 quốc gia. Trung bình mỗi tháng có khoảng 38 cửa hàng Miniso khai trương trên thế giới.
Tuy nhiên, "đại gia" bán lẻ đáng gờm trên thế giới sắp vào Việt Nam là 7-Eleven. Thương hiệu này dự kiến sẽ mở cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam vào cuối năm 2017 và mục tiêu là phát triển 100 cửa hàng sau ba năm; 1.000 cửa hàng trong vòng 10 năm. Trong khi đó, chủ hệ thống cửa hàng Lowson cũng đang quan sát thị trường trong nước để tính toán việc kinh doanh...
Với tổng mức bán lẻ hàng hóa vào năm ngoái đã đạt gần 110 tỉ đô la Mỹ, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2014 và dự báo đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 179 tỉ đô la Mỹ, Việt Nam được đánh giá là một thị trường có tốc độ tăng trưởng khá nhanh so với các nước nên các đại gia bán lẻ đang ngấp nghé để xâm nhập.
Theo giới phân tích, các nhà bán lẻ nước ngoài đánh giá thị trường bán lẻ Việt Nam còn nhiều tiềm năng vì dân số đông và ở độ tuổi trẻ, trong khi mô hình bán lẻ hiện đại còn rất thấp chỉ đạt chưa đến 25%. Mặt khác, cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam cũng rất cao qua WTO và sau 5 năm kể từ khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực thì "hàng rào" đánh giá nhu cầu kinh tế (ENT) như hiện nay áp dụng cho các thành viên WTO sẽ bị loại bỏ cho các nước TPP. Khi đó, các nhà bán lẻ nước ngoài sẽ thuận lợi hơn trong việc mở các điểm bán lẻ.
Ông Masataka Yoshida, Giám đốc điều hành cao cấp của Recof, tập đoàn chuyên tư vấn các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A), cho rằng thị trường Nhật và Thái Lan cùng có dấu hiệu của sự bão hòa, do đó các doanh nghiệp của hai nền kinh tế này hướng vào thị trường bán lẻ Việt Nam.