Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là đơn vị đầu tiên niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE - Mã STB), hoạt động từ năm 2006 với vốn điều lệ 1,900 tỷ đồng. STB đứng đầu trong danh sách 30 cổ phiếu thuộc bộ chỉ số VN30. Trong giới ngân hàng, Sacombank được xem là một “ông lớn” được đánh giá là nhà băng tốt nhất trong nhóm cổ phần tư nhân, với lợi nhuận trên dưới 3.000 tỷ đồng.
|
Sacombank sẽ đổi vận với mã chứng khoán mới? |
Nhưng trước bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tài chính, cùng với những “biến cố” nội bộ, Sacombank đã dần mất ưu thế. Chính vì thế, Sacombank quyết định tái cấu trúc hệ thống để ổn định, phát triển. Trong đó, việc thay đổi lớn nhất là thay đổi nhân sự “thượng tầng” và đổi tên mã chứng khoán.
Sau khi lấy ý kiến cổ đông, Sacombank bầu ra Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban kiểm soát mới nhiệm kỳ 2017-2021. Kết quả ông Dương Công Minh (Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam và nguyên Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank) được bầu làm Chủ tịch HĐQT Sacombank. Ông Kiều Hữu Dũng (Nguyên Chủ tịch HĐQT Sacombank) làm Phó Chủ tịch. Ngoài ra, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát Sacombank còn có thêm 3 thành viên khác là ông Phạm Văn Phong, ông Trần Minh Triết và bà Lê Thị Hoa.
Cũng nằm trong hoạt động tái cấu trúc nhân sự, Sacombank cũng thay đổi Ban điều hành cùng nhiều lãnh đạo cấp cao tại công ty mẹ và các công ty con bao gồm Sacombank Laos, Sacombank Cambodia và Sacombank-SBR. Sau khi kiện toàn bộ máy nhân sự, Sacombank bắt đầu điều chỉnh các hoạt động. Đáng chú ý nhất là việc Sacombank tạo ra tiền lệ chưa từng có trên TTCK, quyết định đổi mã chứng khoán từ STB thành SCM; đồng thời chuyển sàn giao dịch từ HoSE qua HNX.
Trước đó, tại Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2017, nhằm ghi nhận những đóng góp tích cực của đội ngũ cán bộ nhân viên, cũng như tạo động lực trong giai đoạn tới, Sacombank đã quyết định thưởng các đơn vị đạt thành tích xuất sắc, đồng thời “thưởng nóng” 1 tháng lương cơ bản và nâng cao chính sách lương, phúc lợi cho hơn 17. 000 cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống.
Theo lý giải của Sacombank, việc thay đổi mã chứng khoán là khởi đầu cho kế hoạch tái cấu trúc tổng thể của ngân hàng như: Đổi logo, đổi nhận diện thương hiệu nhưng slogan “đồng hành cùng phát triển” thì vẫn giữ nguyên. Riêng mã chứng khoán SCM được Sacombank chọn lọc từ các chữ cái viết tắt của ngân hàng và có hàm ý “Sacombank - Công khai - Minh bạch”.
Chủ tịch HĐQT, Dương Công Minh cho biết, hiện nợ xấu tại Sacombank vào khoảng hơn 60.000 tỷ đồng, trong đó có 2 khoản nợ lớn của ông Trầm Bê (Nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank), với tổng giá trị lên tới 43.000 tỷ đồng. Cụ thể, một là nợ liên quan tới bất động sản với giá trị khoảng 33.000 tỷ đồng. Khoản nợ thứ 2 là cổ phiếu khoảng 10.000 tỷ đồng. Nhưng tất cả khoản nợ này đều có tài sản bảo đảm tương đương…
Mới đây, Sacombank và VAMC đã ký kết thỏa thuận hợp tác, phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng lộ trình và triển khai xử lý nợ xấu cho từng năm, tập trung thu hồi nợ, mục tiêu trước mắt là trong năm 2017 sẽ xử lý và thu hồi nợ từ 15.000-20.000 tỷ đồng. Sacombank sẽ đề xuất danh mục các khoản nợ xấu bán nợ cho VAMC bằng trái phiếu đặc biệt và các khoản nợ xấu, mua bán nợ theo giá thị trường. Trong năm 2017, Sacombank và VAMC sẽ xem xét mua bán nợ xấu theo giá thị trường tối thiểu 1,000 tỷ đồng.
Đối với các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt, Sacombank và VAMC sẽ phân loại nợ để đưa ra giải pháp hiệu quả nhất. Kết thúc 9 tháng đầu năm, Sacombank tuyên bố đã xử lý được khoảng 2,000 tỷ đồng nợ xấu và lợi nhuận trước thuế khoảng 900 tỷ đồng, vượt so với kế hoạch của cả năm. Sắp tới, Sacombank sẽ tập trung mở rộng mạng lưới, hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch, mở rộng đối tượng khách hàng, tìm kiếm nhà đầu tư và đối tác chiến lược…
Dù những thay đổi của Sacombank được cho là cần thiết nhưng các nhà đầu tư vẫn khó hiểu với việc Sacombank đang “đi ngược” xu hướng khi hầu hết các doanh nghiệp niêm yết. Cụ thể là nếu doanh nghiệp không rơi vào trường hợp “rớt hạng” thì đều mong muốn được chuyển niêm yết ở “sân chơi” chất lượng hơn là HOSE. Vì như thế doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội nâng cao uy tín, thương hiệu và dễ dàng huy động nguồn vốn lớn.
Theo định hướng NHNN, thì đến năm 2020 chỉ còn 17 tổ chức tín dụng. Vì thế, ngoài việc phải xử lý triệt để nợ xấu, Sacombank còn tái cơ cấu vốn điều lệ để không bị loại bỏ khỏi “sân chơi” dành cho các ngân hàng.
Nếu làm được như thế, Sacombank mới có thể tái cấu trúc thành công và vươn lên phát triển.