Thứ 2, 25/11/2024, 13:11 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Ngân hàng ngoại rút vốn: Nếu còn kiểu 'gia đình trị'...

Ngân hàng ngoại rút vốn: Nếu còn kiểu 'gia đình trị'...
(Tieudung.vn) - Việt Nam sẽ không có được chuẩn mực để xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh, công khai, minh bạch

Ngân hàng ngoại rút vốn dễ hiểu

Trước hiện tượng hàng loạt ngân hàng ngoại rút vốn khỏi trong nước, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng có cả nguyên nhân khách quan và chủ chủ quan.

Ngan hang ngoai rut von: Neu con kieu 'gia dinh tri'...
Nhiều ngân hàng ngoại rút vốn khỏi Việt Nam

Về nguyên nhân khách quan, ông Hiếu phân tích, trong khoảng thời gian 20 năm trước có rất nhiều ngân hàng ngoại, kể cả những ngân hàng có tên tuổi, tầm cỡ lớn thế giới như Woori Bank (Hàn Quốc); Public Bank Berhad (Malaysia); ANZ Việt Nam; Hong Leong Việt Nam; HSBC Việt Nam; Shinhan Việt Nam, Standard Chartered Việt Nam và CIMB Bank Berhad... đã đổ bộ vào Việt Nam.

Ở thời điểm đó, ngành ngân hàng Việt Nam còn rất sơ khai. Vì vậy, khi đổ bộ vào Việt Nam những ngân hàng trên đều mang theo kỳ vọng có thể khai thác hiệu quả tiềm năng của một đất nước với hơn 90 triệu dân và phát triển tốt hơn tại thị trường bản địa.

Tuy nhiên, sau 20 năm, những đánh giá cũng như những kết quả đã không đạt được như kỳ vọng họ mong muốn.

Hiện tổng số tài sản của các ngân hàng ngoại, kể cả những ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài... còn rất thấp, chưa tới 10%, lợi nhuận thu về không cao. Do đó, các ngân hàng nước ngoài khó phát triển mở rộng, đặc biệt là trong bối cảnh mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, chi phí hoạt động cao, quy mô khó mở rộng và lợi nhuận chưa đạt như mong muốn.

Đặc biệt, bản thân những ngân hàng này cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những khó khăn chung của cả hệ thống ngân hàng trong nước.

Những khó khăn đó cho tới thời điểm này vẫn chưa được giải quyết, đó là một loạt các vấn đề như tỷ lệ nợ xấu lớn, quả trị rủi ro nhiều thiếu sót trong khi quản trị doanh nghiệp còn hạn chế là những nguyên nhân chính làm giảm tính hấp dẫn của các ngân hàng Việt.

TS Hiếu nói thêm, trước đó, những ngân hàng ngoại cũng đã liên tục yêu cầu được nới room, nguyên nhân được cho là, ngoài việc không đạt được thỏa thuận về giá bán, thì giới hạn tỷ lệ sở hữu khiến ngoại e ngại sẽ không nắm quyền chi phối ngân hàng… Việc này không khác nào Việt Nam đang kêu gọi tham gia đóng góp tài chính chứ không phải mời họ tham gia với tư cách là một cổ đông có thể tham gia, quyết định những chính sách phát triển, điều hành của ngân hàng.

Theo ông Hiếu, đây có lẽ cũng là một nguyên nhân khiến các nhà đầu tư nước ngoài không hào hứng nữa.

Một nguyên nhân nữa cũng được TS Nguyễn Trí Hiếu chỉ ra rằng, ngân hàng nước ngoài coi trọng nguyên tắc quản trị rủi ro, tuân thủ pháp luật, thậm chí “bảo thủ” nên chịu sức ép nhất định trong cuộc cạnh tranh.

Họ thua hẳn về sự thấu hiểu văn hóa địa phương so với các ngân hàng trong nước. Các ngân hàng này chủ yếu theo chân các khách hàng truyền thống khi vào Việt Nam nên thị trường bị giới hạn và sự phát triển cũng chậm.

"Có lẽ các ngân hàng phương Tây đang dần thấy hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam có quá nhiều rủi ro và không tạo lợi nhuận trong khi có rất nhiều thị trường béo bở khác thu hút dòng vốn của họ”, ông Hiếu nhận định.

Vị chuyên gia cũng đồng tình ở một mức độ nhất định với quan điểm cho rằng sự rút vốn của ngân hàng ngoại là do họ thay đổi chiến lược kinh doanh, tuy nhiên, ông cho rằng đó chỉ là quan điểm kinh doanh của một vài ngân hàng.

Vấn đề ông quan tâm và xem như một xu hướng đáng lo ngại là sự rút lui của chủ yếu các ngân hàng quốc tế phương Tây. Đáng lưu ý, cùng với việc tháo lui của các ngân hàng phương Tây thì trám vào những  vị trí đó lại là sự xuất hiện của các ngân hàng châu Á từ Hàn quốc, Singapore, Nhật Bản, đây là hiện tượng rất đáng quan tâm. Việc này cho thấy đang có một xu hướng dịch chuyển đầu tư từ các ngân hàng phương Tây sang các nhà đầu tư châu Á.

“Ngược với một số chuyên gia nhận định đây là một trường hợp riêng lẻ, tôi cho rằng đây là một động thái mang tính chất xu hướng. Và việc ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là ngân hàng phương Tây dần dần rút khỏi Việt Nam là một xu hướng đáng lo ngại”, ông Hiếu nói.

Phân tích tiếp về nguyên nhân chủ quan, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng vấn đề các ngân hàng đang gặp là nợ xấu, trong khi cách thức điều hành, quản trị vẫn mang dáng dấp của một doanh nghiệp kiểu “gia đình trị”, được điều hành bởi những cổ đông lớn.

Cách điều hành không theo chuẩn mực quốc tế là nguyên nhân đẩy một số ngân hàng trong nước rơi vào thế phá sản, phải xác nhập hoặc phải bán lại với giá 0 đồng...

Cùng với đó, là những sai phạm của các ngân hàng trong nước, từ việc vượt trần lãi suất cho tới việc lách những quy định của NHNN.

"Đây là điều mà các ngân hàng nước ngoài họ không thể chấp nhận được. Một cách làm thiếu chuyên nghiệp, không tôn trọng pháp luật... nhưng họ lại không có tiếng nói. Điều này khiến họ chán nản và không còn muốn tham gia đầu tư", ông Hiếu nói

Một vấn đề nữa mà theo ông Hiếu đang bị các ngân hàng trong nước xem nhẹ trong khi nó lại rất quan trọng đối với những ngân hàng nước ngoài đó là vốn chủ sở hữu.

Ông Hiếu cho biết, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng nội rất ít. Vị chuyên gia cho biết, Việt Nam đang có sự nhầm lẫn giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu.

"Vốn điều lệ không nói lên điều gì cả. Vốn chủ sở hữu mới thể hiện giá trị thực của vốn điều lệ và là điều kiện quan trọng để ngân hàng hoạt động lành mạnh. Hiện nay, nhiều ngân hàng vốn chủ sở hữu đã bị giảm đáng kể do bị nợ xấu, do tài sản không sinh lợi... nhưng khi kêu gọi ngân hàng nước ngoài tăng vốn chủ sở hữu lại không cho họ quyền tham gia như một cổ đông chiến lược", ông Hiếu nói.

Theo ông Hiếu, việc này không khác nào đẩy họ rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng lan". Một mặt bị khống chế tỉ lệ sở hữu, mặt khác lại không được tham gia, can thiệp vào các chiến lược điều hành có nguy cơ làm thất thoát tài sản của mình... Ở tình thế như vậy, vị chuyên gia cho rằng lựa chọn rút vốn là quyết định khôn ngoan của nhiều ngân hàng ngoại.

Quay trở lại câu hỏi việc rút vốn của các ngân hàng ngoại sẽ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe của hệ thống ngân hàng thương mại nội?

Trả lời câu hỏi trên, TS Nguyễn Trí Hiếu bày tỏ những lo ngại thực sự. Ông cho biết, sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá các hoạt động của ngân hàng. Cụ thể là vấn đề an toàn vốn; quản trị rủi ro; quản trị doanh nghiệp. Trong quản trị doanh nghiệp lại tách bạch độc lập hai chức năng của HĐQT và ban điều hành. HĐQT là cơ quan định danh chiến lược, giám sát hoạt động của ngân hàng. Ban điều hành là thừa hành chính sách và chiến lược đề ra từ ban quan trị. Họ làm việc hoàn toàn độc lập với nhau.

Tuy nhiên, ở Việt Nam không làm được việc này, ngân hàng vẫn điều hành theo kiểu “gia đình”, HĐQT thậm chí còn thọc rất sâu vào việc điều hành, thậm chí còn can thiệp cả vào việc phê chuẩn tín dụng... Với cách điều hành trên sẽ dẫn đến rất nhiều tiêu cực, gây bức xúc cho các nhà đầu tư. Thậm chí họ có cảm giác bị chói buộc giữa những sợi dây lợi ích nhóm mà không thể xoay chuyển được.

Từ sự bức xúc trên sẽ dẫn tới hàng loạt sự tháo lui khác của các ngân hàng quốc tế. Sự tháo lui đồng loạt trên không đơn giản chỉ gây thiếu hụt vốn mà quan trọng hơn nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới định hướng phát triển ngân hàng. 

"Việt Nam sẽ không có được chuẩn mực để xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh, công khai, minh bạch", ông Hiếu nói.

Với những nhận định trên, vị chuyên gia cho rằng sự tham gia của các ngân hàng ngoại có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng các ngân hàng nội hoạt động theo chuẩn mực quốc tế.

Tuy nhiên, chờ đợi sự quay trở lại của các ngân hàng ngoại là vấn đề rất khó khăn.

"Trừ khi những vấn đề nợ xấu được xử lý, quản trị rủi ro được cải thiện, quản trị doanh nghiệp thay đổi và quan trọng hơn là xếp hạng tín nhiệm quốc gia phải được thay đổi, khi đó có thể các nhà đầu tư nước ngoài sẽ quay lại", ông Hiếu nói.

Tags:
Theo baodatviet.vn
3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Mạo danh cán bộ ngân hàng tuyển dụng người nhân viên để lừa đảo
(Tieudung.vn) Công an TP Hà Nội thông tin, thời gian qua, địa phương có hiện tượng lừa đảo qua...
 
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD sẽ vượt ngưỡng 108 điểm?
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức...
 
Giá vàng ngày 25/11/2024: Sẽ tiếp tục tăng cao trong tuần mới?
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 25/11/2024, tuần qua, giá vàng SJC tăng 5 triệu đồng ở chiều mua, vàng nhẫn...

Giá - Sản phẩm

Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp đà tăng, hồ tiêu ổn định
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 25/11/2024, cà phê tiếp chuỗi tăng giá so với phiên giao dịch trước cường...
 
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc tiếp tục giảm, miền Nam tăng nhẹ
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 25/11/2024, tiếp tục điều chỉnh trái chiều giữa các miền, dao động từ 59.000...
 
Giá nông sản ngày 24/11/2024: Cà phê và hồ tiêu cùng tăng
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 24/11/2024, cà phê tiếp chuỗi ngày tăng giá mạnh so với phiên giao dịch...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.25096 sec| 861.656 kb