Thứ 3, 26/11/2024, 07:01 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Huy động vàng trong dân: Bài toán khó!

Huy động vàng trong dân: Bài toán khó!
(Tieudung.vn) - Mục tiêu huy động lượng vàng trong dân để tập trung nguồn lực phát triển kinh tế là tốt đẹp. Tuy nhiên việc huy động thế nào, quản lý ra sao để tránh lặp lại tình trạng như trước đang là vấn đề nóng tại nhiều diễn đàn.

Tránh lặp lại cách làm cũ

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa công bố Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2017. Báo cáo đề cập đến nhiều nội dung, trong đó có đánh giá về đề xuất huy động 500 tấn vàng (số liệu ước tính) trong dân của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam.

Theo TS Nguyễn Đức Thành, điều này đang góp phần tạo thêm bất ổn về tâm lý trên , nếu thực hiện, sẽ thu hẹp không gian chính sách đi ngược lại tiến trình chống vàng hóa, đô la hóa nền kinh tế đang bắt đầu có hiệu lực trong nhiệm kỳ Chính phủ vừa qua.

Mô tả ảnh
 

Đánh giá về thị trường vàng trong thời gian qua, đại diện NHNN cho biết, thị trường vàng trong năm 2016 và những tháng đầu năm 2017 về cơ bản ổn định và tự điều tiết tốt. Sức hấp dẫn của vàng miếng suy giảm, doanh số mua, bán vàng đã giảm nhiều so với những năm trước.

Thực tế thời gian qua, NHNN đã dần loại vàng và ngoại tệ ra khỏi quan hệ tín dụng. Theo phân tích của VEPR, nhu cầu tích trữ vàng trong trường hợp này có cơ chế lan truyền tương tự vấn đề huy động vàng trong dân mà nhóm nghiên cứu đã đề cập trước đây. VEPR cho rằng nhà điều hành cần thực hiện việc này một cách nhất quán, quyết đoán, tránh lặp lại những sai lầm không cần thiết.

Hãy tạo kênh đầu tư hiệu quả

Chủ trương huy động vàng đã được thực hiện từ 5 - 7 năm trước, khi đó, quyền được huy động vàng được trao cho các ngân hàng thương mại đứng ra thực hiện. Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai, chủ trương trên đã bị biến tướng, gây thất thoát vốn, để lại nhiều tác động tiêu cực, gây mất niềm tin trong dân. Để chữa cháy, chủ trương huy động vàng tiếp tục được mở ra theo hình thức mở ra những sàn giao dịch và giao dịch qua tài khoản. Chủ trương này tiếp tục thất bại do trình độ quản lý yếu, dẫn tới khó kiểm soát được. “Huy động vàng đã thực hiện qua nhiều hình thức, tuy nhiên, giải pháp huy động vàng trong dân cho tới nay đều không đem lại hiệu quả, thậm chí còn phải chạy theo xử lý hậu quả rất phức tạp. Người dân chưa tin vào thị trường thì sao người ta bỏ vàng ra được. Họ chưa biết đầu tư vào cái gì thì mới giữ vàng. Việc huy động đó là điều không thực tế" - TS Lưu Bích Hồ nhận xét.

Cũng có ý kiến cho rằng, có thể huy động vàng trong dân bằng cách phát hành chứng chỉ bằng vàng. Nhưng trước đây, các ngân hàng thương mại huy động vàng, sau đó cho vay lại, hoặc chuyển đổi sang tiền đồng, khi giá vàng tăng cao dẫn tới ngân hàng mất thanh khoản. TS Vũ Đình Ánh cho rằng, điều cần làm là tạo ra một môi trường đầu tư để thay vì mua vàng, người dân sẽ tìm kiếm lợi nhuận, làm tài sản sinh sôi nảy nở thông qua các kênh đầu tư khác. Từ đó, họ sẽ không tích trữ vàng mà sử dụng nguồn lực tiền tệ của mình cho các mục tiêu đầu tư, phát triển, sinh lợi kể cả trực tiếp hay gián tiếp.

Theo quan điểm của một chuyên gia từ Ủy ban giám sát tài chính, không thể phủ nhận vai trò quan trọng trong việc điều hành theo hướng “độc quyền”, siết kỷ cương của NHNN và đến bây giờ có thể nói là thị trường vàng đã bắt đầu ổn định. Về câu chuyện huy động vàng thì khi thị trường đã ổn định, Chính phủ mới quan tâm huy động vàng trong dân để đưa vào phục vụ nguồn lực kinh tế. “Hiện nay, đâu là giải pháp tối ưu thì các chuyên gia vẫn còn nghiên cứu. Và thật sự mà nói, đây vẫn là bài toán khó, do đó chúng ta không vì vậy mà vội vàng” - vị chuyên gia này nhấn mạnh. 

Trước vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo các cơ quan chức năng cần xây dựng cơ chế, chính sách làm sao để tạo được môi trường vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh cải thiện, giá trị và niềm tin vào đồng tiền Việt Nam được củng cố, qua đó sẽ kích thích nguồn lực vàng và ngoại tệ chuyển động, đi vào sản xuất kinh doanh. Điều này hoàn toàn khác với cách hiểu rằng huy động là ngân hàng hoặc Nhà nước đi vay vàng và ngoại tệ, thông qua nghiệp vụ huy động - cho vay trước đây của các ngân hàng thương mại.

Chủ trương huy động vàng là đúng bởi vì số vàng trong dân hiện nay rất nhiều. Nếu không sử dụng để cho phục vụ phát triển kinh tế là một điều lãng phí. Tuy nhiên, để làm cách nào lấy được số vàng này ra là cả một quá trình và không dễ thực hiện. 

TS Nguyễn Trí Hiếu

 

Tags:
4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Chứng khoán 25/11: Thị trường giằng co, một cổ phiếu điện thăng hoa sau cú bắt tay thế kỷ
(Tieudung.vn) Thị trường diễn ra trong thế giằng co suốt phiên hôm nay sau đó kết phiên tăng 6,6...
 
Mạo danh cán bộ ngân hàng tuyển dụng người nhân viên để lừa đảo
(Tieudung.vn) Công an TP Hà Nội thông tin, thời gian qua, địa phương có hiện tượng lừa đảo qua...
 
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD sẽ vượt ngưỡng 108 điểm?
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức...

Giá - Sản phẩm

Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp đà tăng, hồ tiêu ổn định
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 25/11/2024, cà phê tiếp chuỗi tăng giá so với phiên giao dịch trước cường...
 
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc tiếp tục giảm, miền Nam tăng nhẹ
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 25/11/2024, tiếp tục điều chỉnh trái chiều giữa các miền, dao động từ 59.000...
 
Giá nông sản ngày 24/11/2024: Cà phê và hồ tiêu cùng tăng
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 24/11/2024, cà phê tiếp chuỗi ngày tăng giá mạnh so với phiên giao dịch...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.32124 sec| 838.117 kb