Thị trường giá nông sản hôm nay (2/10), giá cà phê tăng 200-300 đồng/kg. Trong khi giá tiêu hôm nay không có biến động so với phiên giao dịch hôm qua.
Giá cà phê hôm nay (2/10) tăng 200-300 đồng/kg
Theo khảo sát, giá cà phê nguyên liệu hôm nay tại Tây Nguyên tăng 200-300 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua.
Giá cà phê hôm nay (2/10) tăng 200-300 đồng/kg.
Cụ thể, tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay ghi nhận tăng 200 đồng/kg lên mức 33.300 đồng/kg. Còn tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay cũng tăng 200 đồng/kg được thu mua ở mức lần lượt là 33.200 đồng/kg và 33.000 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay tăng 200 đồng/kg lên mức 33.900 đồng/kg. Còn tại huyện Buôn Hồ (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) giá cà phê đồng loạt tăng 200 đồng/kg lên dao động ở mức lần lượt là 33.600 đồng/kg và 33.800 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Gia Lai giá cà phê hôm nay tăng 200 đồng/kg lên dao động ở mức 33.900 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đắk Nông giá cà phê hôm nay tăng nhiều nhất 300 đồng/kg lên mức 33.800 đồng/kg.
Riêng tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay không thay đổi so với hôm qua vẫn dao động ở mức 33.500 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền đang dao động trong khoảng từ 33.000 đồng/kg và 33.900 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay (2/10) không có biến động
Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay không có biến động so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh ĐắkLắk, Đắk Nông, Bà Rịa – Vũng Tàu giá hồ tiêu hôm nay vẫn dao động ở mức 52.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua ở mức 51.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai giá tiêu vẫn đang dao động ở mức thấp nhất toàn khu vực 50.000 đồng/kg.
Như vậy, giá tiều toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng từ 50.000-52.000 đồng/kg.
Giá hồ tiêu hôm nay (2/10) không có biến động.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hồ tiêu tháng 8/2018 ước đạt 20 ngàn tấn, trị giá 58 triệu USD, đưa xuất khẩu hồ tiêu 8 tháng đầu năm 2018 ước đạt 173 ngàn tấn, với 577 triệu USD, tăng 13,07% về lượng và tăng 11,29% về giá trị so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá tiêu xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm đạt 3.379 USD/tấn, giảm gần 40% so với cùng kỳ năm 2017.
Có tới 95% sản lượng hạt tiêu của Việt Nam làm ra được dùng để xuất khẩu, tuy nhiên, một nghịch lý là phần lớn lại ở dạng thô, chưa đa dạng hóa sản phẩm, chưa có thương hiệu, điều kiện bảo quản và chế biến sâu chưa được đầu tư nhiều, giá trị gia tăng thấp.
Đối với người trồng, thông tin về kỹ thuật sản xuất và thị trường còn hạn chế, hiện tượng thương lái thao túng thị trường vẫn xảy ra.
Bên cạnh đó, chất lượng hồ tiêu Việt Nam không đồng đều do nhiều địa phương có thổ nhưỡng không phù hợp trồng tiêu. Việc sử dụng phân hóa học, chất kích thích không đúng liều lượng khiến cây tiêu dễ bị bệnh nấm tấn công và nhiễm chất hóa học cao. Điều này dẫn đến hạt tiêu Việt Nam giảm cạnh tranh và uy tín trên thị trường quốc tế.
Trong bối cảnh nhiều vườn tiêu đổ bệnh, nông dân phá bỏ vườn để trồng cây ăn trái ngắn ngày, phương pháp trồng hồ tiêu hữu cơ đang thể hiện rõ ưu thế.
Theo ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu huyện Chư Sê cho biết nhu cầu tiêu sản xuất đạt tiêu chuẩn hữu cơ trên thế giới rất cao. Nếu sản phẩm hồ tiêu Việt Nam đạt được tiêu chuẩn đó thì giá có thể tăng tới 4 - 5 lần.