Dưới đây là thống kê giá cà phê hôm nay 30/7 ở một số địa phương và vùng nguyên liệu trên cả nước.
Giá cà phê nguyên liệu ngày hôm nay 30/7/2019 đi ngang so với phiên giao dịch hôm qua.
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay tăng 500 đồng/kg được thu mua với mức 32.700 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê dao động tăng 500 đồng/kg lên mức 32.800 đồng/kg.
Tương tự, tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay cũng tăng 500 đồng/kg lên mức 33.600 đồng/kg. Còn tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay tăng 500 đồng/kg lên dao động ở mức 32.700 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, Đắk Nông, giá cà phê hôm nay đồng loạt tăng 500 đồng/kg lên dao động ở mức 33.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay tăng ít hơn 300 đồng/kg lên dao động ở mức 33.500 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng 32.700 - 33.700 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 30/7: Tăng 300-500 đồng/kg.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London giảm.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London giao tháng 9/2019 đang tăng 27 USD/tấn (mức tăng 2,01%) đứng ở mức 1.371 USD/tấn.
Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 9/2019 tăng 1,4 USD/tấn đứng ở mức 101,15 cent/lb.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo thị trường cà phê toàn cầu trong thời gian tới sẽ vẫn gặp khó khăn do nguồn cung vượt nhu cầu. Theo dữ liệu từ HIS Markit, tiêu thụ cà phê toàn cầu được dự báo sẽ tăng 1,8% trong năm nay, nhưng mức tăng này chưa đủ hỗ trợ thị trường cà phê thế giới.
Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang trở lại cũng sẽ gây bất lợi lên giá các mặt hàng nông sản trong thời gian tới, trong đó có mặt hàng cà phê.
Xuất khẩu cà phê của Colombia trong tháng 6/2019 đạt 1,135 triệu bao, tăng 229.000 bao (tăng 25,28%) so với cùng kỳ năm 2018.
Lũy kế trong 9 tháng đầu niên vụ 2018/2019, xuất khẩu cà phê của Colombia đạt 10,39 triệu bao, tăng 681.000 bao (tương đương tăng 7%) so với cùng kỳ niên vụ 2017/2018.
Nếu vẫn duy trì ổn định mức này trong 3 tháng còn lại của niên vụ cà phê 2018/2019, Colombia có thể đạt mục tiêu sản lượng xấp xỉ 14 triệu bao như đã dự kiến cho niên vụ cà phê này.
Uganda, một trong những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu ở châu Phi, có kế hoạch ban hành một luật mới để điều chỉnh việc trồng cà phê trong nỗ lực thúc đẩy chất lượng và sản lượng cho việc xuất khẩu mặt hàng chính của quốc gia.
Nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu châu Phi, Uganda cho biết luật pháp hiện hành không bao gồm nguyên liệu trồng và thu hoạch cà phê, theo Business Day.