Thứ 6, 22/11/2024, 11:48 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Có phải nông sản đâu mà taxi truyền thống cũng phải ‘giải cứu’!?

Có phải nông sản đâu mà taxi truyền thống cũng phải ‘giải cứu’!?
(Tieudung.vn) - Khó cạnh tranh lại được các hãng taxi công nghệ về dịch vụ vận tải hành khách. Các doanh nghiệp taxi truyền thống liên tục có những động thái “cầu cứu” lên Chính phủ, Bộ GTVT khi nêu rõ tình cảnh bi đát với lý do như: cho hàng nghìn người lao động nghỉ việc, kinh doanh làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế uy tín, việc “giải cứu” trên đi ngược lại quy luật nền kinh tế thị trường và vi phạm Luật Cạnh tranh.

Mô tả ảnh
 

“Giải cứu”… sẽ triệt tiêu kinh tế     

Trao đổi với phóng viên, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia kinh tế cho rằng: "Việt Nam đang phát triển theo nền kinh tế thị trường. Do đó, theo nguyên tắc của thị trường, một loại hình dịch vụ nào đưa ra tốt hơn, hiện đại hơn, chất lượng hơn và được người dân tin dùng sẽ đáp ứng yêu cầu quy luật của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, tất cả các loại hình dịch vụ đều phải tuân theo khung quy định chung và phải phát triển, cạnh tranh một cách công bằng, lành mạnh trên mọi phương diện". 

Theo tiến sĩ Hiếu, ở đây, Nhà nước đóng vai trò là cơ quan quản lý cao nhất với việc ban hành các quy định phù hợp với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Nhà nước sẽ không bảo hộ hay "giải cứu" cho bất cứ một loại hình dịch vụ nào trong trường hợp loại hình dịch vụ đó phát triển không đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới như ở Việt Nam. Một chất lượng dịch vụ kém, cơ sở hạ tầng lạc hậu sẽ tự khắc bị đào thải, thay vào đó là một dịch vụ công nghệ hoàn chỉnh hơn. “Nếu mỗi lần một dịch vụ nào đó khó khăn, thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả, rồi sau đó cầu cứu Chính phủ và lại được giải cứu thì đi ngược lại với quy luật của nền kinh tế thị trường, triệt tiêu sự phát triển của các loại hình dịch vụ tiên tiến hơn”. Tiến sĩ Hiếu nêu rõ quan điểm.

Từ câu chuyện trên, ông Hiếu cho hay, hiện nay loại hình vận tải taxi cũng đang gặp phải tình trạng này. Khi loại hình taxi phi truyền thống ra đời, với dịch vụ tốt, giá cả phải chăng, xe cộ đi lại chất lượng, mang lại nhiều tiện ích và được người dân ủng hộ, đáp ứng quy luật nền kinh tế thị trường. Ngược lại, loại hình taxi truyền thống dù đã có nhiều cải tiến nhưng họ vẫn kêu thua lỗ, người lao động phải giảm thu nhập và nghỉ việc hàng loạt, cần sự vào cuộc của Chính phủ để giải cứu tình trạng này. Điều này đã đi ngược lại với quy luật nền kinh tế thị trường và tạo thói quen xấu cho các doanh nghiệp Việt. Bởi, bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động cũng tuân theo quy luật công bằng của thị trường, không thể ỉ lại Nhà nước mỗi lần thua lỗ, mà phải tự bản thân doanh nghiệp không ngừng cải tiến và hoàn thiện dịch vụ để đáp ứng yêu cầu của quy luật phát triển và được người dân tin dùng. 

Tương tự, tiến sĩ Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia về quy hoạch giao thông đô thị cho rằng, Việt Nam là thành viên của WTO, APEC…, do đó, phải tuân thủ theo quy luật của nền kinh tế thị trường, tức Nhà nước sẽ không bảo hộ cho bất cứ đơn vị hay tổ chức kinh tế nào mà phải dựa trên các quy định liên quan để phát triển, nhằm tạo sự minh bạch và công bằng trong cạnh tranh. “Ngành dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi cũng vậy, theo quy luật chung của nền kinh tế hội nhập, cái nào tiến bộ tất nhiên sẽ được hưởng ứng và ủng hộ, còn cái nào lạc hậu, chậm đổi mới và phát triển sẽ bị thải loại. 

Cũng theo tiến sĩ Sơn, các hãng taxi truyền thống thay vì "đổ lỗi" cho sự xuất hiện của "taxi công nghệ" thì không còn cách nào khác là phải đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đem lại sự hài lòng nhất cho hành khách và phát triển bắt kịp với xu thế hiện nay. Bởi thực chất, trong kinh doanh, cạnh tranh giữa các mô hình, dịch vụ cũ và mới, thương hiệu nào được chọn lựa đều do người dùng quyết định. Và thực chất, việc xuất hiện các dịch vụ mới tham gia vào thị trường sẽ giúp doanh nghiệp phải học cách tự hoàn thiện chất lượng, dịch vụ và cũng chính là đòn bẩy giúp kinh tế phát triển và tiến lên phía trước. Trong khi đó, chính quyền TP Hồ Chí Minh cần tìm ra các giải pháp về quy hoạch và định hướng cho lĩnh vực vận tải hành khách bằng taxi nhằm phát triển hài hòa trong dòng chảy của nền kinh tế và phù hợp với hiện trạng hạ tầng đô thị. 

Vi phạm Luật Cạnh tranh?

Theo tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, việc doanh nghiệp cứ thua lỗ rồi lại kêu cứu Chính phủ với những lý do không chính đáng là biểu hiện của sự vi phạm Luật Cạnh tranh, bởi khi đó doanh nghiệp đó đã khẳng chấp hành theo quy định Nhà nước và quy luật của nền kinh tế thị trường ở khía cạnh phát triển lành mạnh và công bằng.

Theo Luật sư Thái Văn Chung, Giám đốc Hãng Luật Nguyên Giáp (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh), thực tế cho thấy, từ khi "taxi công nghệ" du nhập vào thị trường Việt Nam đã làm cho các doanh nghiệp taxi truyền thống khó khăn hơn trong hoạt động. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, việc cạnh tranh là điều không thể tránh được, và nếu như doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh thì việc sụt giảm doanh số, thua lỗ là điều đương nhiên. Yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp taxi truyền thống của chúng ta phải thay đổi, tiếp nhận tiến bộ về mặt khoa học, công nghệ của thế giới, có như vậy thì doanh nghiệp taxi truyền thống mới có thể cạnh tranh và tồn tại được. 

“Các đơn vị vận tải truyền thống cần phải thay đổi cách quản lý nếu không muốn ở ngoài quy luật chung của nền kinh tế thị trường. Còn cơ quan Nhà nước cần phải đưa ra các chính sách phù hợp tạo sự phát triển cho một loại hình kinh doanh dịch vụ mới với nhiều tiện ích để người dân được hưởng lợi. Nếu dịch vụ vận tải mới giảm chi phí, thành và có lợi cho người cần được khuyến khích phát triển”, Chung nhấn mạnh. 

Liên quan đến hoạt động thí điểm ứng dụng hợp đồng điện tử, Bộ GTVT khẳng định, hiệu quả của việc ứng dụng khoa học - công nghệ hỗ trợ công tác điều hành, hỗ trợ hoạt động vận tải đã được người dân đánh giá cao, ngày càng phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân. Hiện Bộ GTVT đang tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan tiếp tục hướng dẫn triển khai công tác thí điểm theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, thực hiện theo đúng tinh thần của Chính phủ về triển khai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. “Tất cả các văn bản chỉ đạo của Bộ GTVT trong thời gian vừa qua không có văn bản nào “tạm dừng hoặc phanh gấp” thí điểm của các đơn vị thí điểm như một số báo điện tử đưa tin mấy ngày vừa qua”, Bộ GTVT khẳng định.

 

Tags:
4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD tăng mạnh, ở mức 107,05
(Tieudung.vn) - Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024, đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng, ở mức 107,05.
 
Giá vàng ngày 22/11/2024: Vàng tăng đến 1 triệu đồng/lượng
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 22/11/2024, trên thế giới giá vàng phục hồi ấn tượng nhờ căng thẳng địa chính...
 
HDBANK đạt ba giải thưởng tại cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024
(Tieudung.vn) HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết...

Giá - Sản phẩm

Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Ổn định trên cả nước
(Tieudung.vn) - Giá heo hơi ngày 22/11/2024, ổn định trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
 
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê và hồ tiêu cùng bật tăng mạnh
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 22/11/2024, cà phê tăng mạnh trở lại, mức tăng từ 1.700 1.800 đồng/kg....
 
Giá xăng giảm nhẹ, RON 95 giảm về 20.528 đồng/lít
(Tieudung.vn) Chiều 21/11, liên Bộ Công Thương-Tài chính thông báo về điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, giá...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.62696 sec| 855.438 kb