Các sản phẩm phái sinh được xây dựng dựa trên các tài sản cơ sở, tài sản cơ sở có thể là chỉ số, cổ phiếu đơn lẻ, các sản phẩm hàng hóa như cao su, hạt điều, cà phê…, do đó diễn biến giá của sản phẩm phái sinh và giá hàng hóa cơ sở thường có mối tương quan chặt chẽ với nhau.
Đặc biệt, gần đến ngày thanh toán cuối khi sử dụng giá cơ sở để làm giá thanh toán cuối cùng cho các sản phẩm phái sinh. Chính vì lý do này, nhiều đối tượng đã sử dụng các phương pháp khác nhau để thao túng giá nhằm kiếm lợi nhuận trên thị trường phái sinh hoặc trên thị trường cơ sở.
Trên thế giới, các đối tượng thao túng giá thường sử dụng hai hình thức để kiếm lợi, mua bán kéo giá chứng khoán tài sản cơ sở để thu lợi trên thị trường phái sinh hoặc kéo giá trên thị trường phái sinh để thu lợi trên thị trường cơ sở.
Thao túng trên thị trường cơ sở để kiếm lợi trên TTCK phái sinh
Đây là hình thức thao túng khá phổ biến trên thị trường thế giới, do đặc điểm của các sản phẩm phái sinh là đến ngày đáo hạn thường sử dụng giá tài sản cơ để làm giá thanh toán cuối cùng. Mục tiêu của các đối tượng này là kiếm lợi trên thị trường phái sinh nhờ tác động vào giá thanh toán cuối cùng của tài sản cơ sở.
Để đạt được mục tiêu trên các đối tượng thao túng thường thực hiện như sau, mua hoặc bán một lượng lớn hợp đồng tương lai hoặc hợp đồng quyền chọn trên thị trường phái sinh và nắm giữ đến ngày thanh toán cuối cùng.
Gần đến ngày đáo hạn, tùy vào vị thế mà nhà đầu tư đang sở hữu để tác động giá vào tài sản cơ sở, nếu nhà đầu tư sở hữu vị thế mua trên thị trường tương lai thì sẽ tác động đẩy giá lên trên thị trường cơ sở và ngược lại.
Ví dụ: Ngày 01/08/2017 Nhóm nhà đầu tư tổ chức A sở hữu 100.000 vị thế mua hợp đồng VN30F1708 (hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đáo hạn vào tháng 8), với giá 700 điểm chỉ số, giả sử mức ký quỹ là 10% và hệ số nhân hợp đồng là 100.000 đồng, nhóm nhà đầu tư này bỏ ra 700 tỷ đồng để ký quỹ, hợp đồng này sẽ đáo hạn vào ngày 17/08/2017 (ngày thứ 5 thứ 3 của tháng đáo hạn). Giá thanh toán cuối cùng sẽ xác định là giá đóng cửa của chỉ số VN30 tại ngày 17/08/2017, giả sử ngày giao dịch cuối cùng sau khi kết thúc phiên khớp lệnh liên tục chỉ số VN30 đang ở mức 712 điểm, mục tiêu của của ban đầu của nhóm này là cần giá thanh toán của VN30F1708 ở mức 720 điểm.
Trong phiên khớp lệnh định kỳ, sau khi cân nhắc tính toán chi phí lợi ích, nhóm nhà đâu tư thực hiện chất lệnh mua tại các cổ phiếu có tỷ trọng vốn hóa lớn trong VN30 để kéo chỉ số này lên so với mục tiêu ban đầu VN30 đóng cửa 720 điểm. Với hành vi này nhà nhóm nhà đầu tư A đã thu về (720-700)*100.000*100.000 =200 tỷ.
Hình thức thao túng giá này, đối với sản phẩm hợp đồng tương lai trên chỉ số cần phải có một lượng tiền rất lớn, các đối tượng thao túng phải tổ chức, hoặc nhóm tổ chức, đối với các nhân khó thực hiện được, thường hành vi thao túng này thường được áp dụng cho các hợp đồng quyền chọn hoặc hợp đồng tương lai trên cổ phiếu đơn lẻ và chuyển giao bằng vật chất.
Thao túng giá trên thị trường phái sinh để kiếm lợi trên thị trường cơ sở
Trái ngược với hình thức trên, các đối tượng sử dụng hình thức này sẽ tác động vào thị trường phái sinh để kiếm lợi trên trường cơ sở, hình thức này thường xảy ra đối với các hợp đồng phái sinh chuyển giao vật chất, vì bản chất đến ngày đáo hạn các hợp đồng tương lai phải có tài sản cơ sở để chuyển giao đối với bên bán, đặc biệt các hợp đồng được bán khống với khối lượng lớn.
Nhóm nhà đầu tư A đang sở hữu một lượng lớn cổ phiếu VNM trên thị trường cơ sở, do đó, đến gần ngày thanh toán họ thực hiện mua hợp đồng tương lai cổ phiếu VNM chuyển giao vật chất trên thị trường phái sinh, đến ngày thanh toán vì không đủ lượng cổ phiếu để chuyển giao trên thị trường vật chất, nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán khống hợp đồng tương lai phải thực hiện mua trên thị trường cơ sở sẽ đẩy giá cổ phiếu VNM tăng cao, nhóm nhà đầu tư A sẽ bán ra lượng cổ phiếu VNM đã sở hữu trước đó để thu tiền về và nhận lại một lượng cổ phiếu VNM từ hợp đồng tương lai với khối lượng thấp hơn khối lượng họ bán ra.
Do tầm quan trọng của giá thanh toán của hợp đồng tương lai nên các hợp đồng gần đến ngày đáo hạn thường có thanh khoản cao, nhà đầu tư tất toán trước ngày đáo hạn hoặc để chuyển giao vào ngày thanh toán cuối cùng. Do đó, giao dịch trên thị trường phái sinh lẫn thị trường cơ sở sẽ sôi động khi các hợp đồng phái sinh đến hạn thanh toán cuối cùng. Thanh khoản hai thị trường sẽ được cải thiện.
Để hạn chế các hành vi thao túng giá cơ quản lý trên, các Sở giao dịch trên thế giới thường sử dụng các phần mềm giám sát có tính năng theo dõi liên thị trường, cả thị trường cơ sở và thị trường phái sinh.
Ngoài ra, các tính các Sở giao dịch sử dụng các công cụ kỹ thuật như: sử dụng cách xác định giá thanh toán cuối cùng hợp lý để hạn chế tác động vào giá đóng cửa, loại các giao dịch thỏa thuận, các giao dịch lớn có dấu hiệu bất thường khi xác định giá thanh toán cuối cùng cho thị trường phái sinh, sử dụng các biện pháp kỹ thuật như tự động đóng cữa thị trường trong n phút cuối phiên định kỳ (Random-end), chặn sửa hủy lệnh trong phiên khớp lệnh định kỳ…..
Ngoài các công cụ kỹ thuật trên, các Sở giao dịch cần xây dựng các sản phẩm phái sinh phù hợp với tài sản cơ sở, khi thiết kế các sản phẩm phái sinh cần nghiên cứu nhu cầu thực tế của thị trường, biến động của tài sản cơ sở. Thông thường, các Sở giao dịch thường chọn các tài sản cơ sở có vốn hóa lơn để xây dựng sản phải sinh làm cho các đối tượng thao túng khó có thể tác động vào giá, đối với chỉ số cần sử dụng các chỉ số hạn chế số lượng cổ phiếu lớn tham giá tính chỉ số. Ngoài ra, quy định giới hạn vị thế cho từng loại nhà đầu tư cũng là biện phái hữu hiệu để hạn chế thao túng giá trên thị trường phái sinh.