Thứ 6, 22/11/2024, 14:11 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

“Xóm chạy thận” những ngày cận Tết

“Xóm chạy thận” những ngày cận Tết
(Tieudung.vn) - Xóm chạy thận ở 121 Lê Thanh Nghị (Hai Bà Trưng, Hà Nội) những ngày cận Tết buồn hiu hắt. Trong khi ở ngoài kia, phố phường Hà Nội đã bắt đầu trang trí rực rỡ chuẩn bị đón năm mới, các cửa hàng, siêu thị tấp nập, ở đây chỉ thấy những bức tường xám ngắt, thưa vắng tiếng người. Có những tiếng thở dài, thật khẽ!

“Chỉ cần cái bánh chưng”

Chúng tôi đến "xóm chạy thận" vào một ngày mưa cuối tuần, bên trong những căn phòng ẩm thấp, tăm tối, là hàng trăm người đang gắng sức chống chọi với bệnh tật trong thời tiết mưa lạnh. Vào đến nơi, chúng tôi gặp bà Hoàng Thị Tuất đang cùng con gái chuẩn bị bữa ăn trưa trong căn phòng trọ chỉ hơn 10m2. Căn phòng chật chội, lại thấp hơn mặt đường 50cm, cửa chính chỉ đủ cho một người đi vào, nên hai mẹ con phải hạn chế hoạt động nhằm tránh tình trạng người này va phải người kia.

“Xóm chạy thận” những ngày cận Tết

Bà Vi Thị Lành trong căn bếp tại phòng trọ nhỏ.

Bà Tuất năm nay 50 tuổi, quê ở xã Tân Lập, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Gia đình bà làm nghề nông, kinh tế chỉ trông vào mấy sào ruộng, đó là khoản để bà chữa bệnh và nuôi 2 con ăn học. Bà bị suy thận nặng từ năm 2001, ở quê không có máy móc chữa trị nên bà lặn lội tìm tới Bạch Mai, rồi trở thành cư dân “xóm chạy thận”, còn chồng và con trai cả tiếp tục bám trụ ở quê làm nông, gửi tiền ra cho mẹ chữa bệnh.

Bà kể, tính sơ sơ một tháng, bà phải tiêu tốn từ 4 - 5 triệu đồng tiền thuốc. Đây cũng là vấn đề luôn canh cánh trong lòng bà, bởi gia cảnh bà nghèo lắm. Nhưng ngày ngày không thể thiếu thuốc điều trị, hàng tuần không thể không chạy thận. Còn các chi phí khác cứ tăng dần theo từng năm. Riêng căn phòng nhỏ bà đang thuê trọ gần 2 triệu đồng/tháng, tiền học phí cho con gái thứ hai đang học đại học cũng là cả một vấn đề. Trong khi đó, sức khỏe của hai vợ chồng bà ngày càng giảm sút. Trước bà còn làm thêm kiếm sống, vài năm nay sức yếu, bà không thể đi làm, nên càng khó khăn hơn. Cũng may, thẻ BHYT dành cho hộ nghèo hỗ trợ bà phần nào tiền viện phí.

Mải miết với những toan tính mưu sinh, với những cơn đau bệnh tật hành hạ, ý niệm của bà về ngày lễ, Tết rất mờ nhạt. Nhắc đến Tết cổ truyền, bà , những người ở xóm nhỏ này không tổ chức ăn Tết. Có chăng, khi các đoàn từ thiện tới, họ biếu mấy cái bánh chưng, coi như có Tết rồi. Bà tâm tư: "Sang năm mới, tôi chẳng ước mình khỏi bệnh, bởi bệnh này phải chung sống cả đời. Vậy nên điều quý giá nhất với chúng tôi, đó là duy trì được tình trạng bệnh ổn định, thế là tốt lắm rồi”.

Muôn vàn nỗi lo

Khi chúng tôi rời khỏi căn phòng trọ của bà Tuất thì cũng là lúc bà Vi Thị Lành (62 tuổi, quê Yên Thế, Bắc Giang) trở về từ bệnh viện. Gần 12 giờ trưa, bà Lành mới về đến nhà, muộn hơn rất nhiều so với những ngày khác. Len lỏi vào chiếc giường đặt giữa những vật dụng kê san sát nhau, bà Lành thở dốc, nghỉ ngơi một lát bà mới tiếp chuyện được chúng tôi. Bà cho biết, vì trời mưa, cầu đi bộ bằng sắt nối đường Lê Thanh Nghị với Bệnh viện Bạch Mai rất trơn trượt, cơ thể lại mệt mỏi nên bà đi lại khó khăn, cứ đi một đoạn lại phải dừng lại nghỉ, nên hôm nay về nhà muộn hơn những lần trước.

Bà Lành là một trong 7 bệnh nhân của xóm ngoài căn bệnh suy thận, bẩm sinh bị thành mạch yếu. Hai cánh tay của bà vì cắm quá nhiều kim truyền nên mạch máu đã vỡ nát hết. Để chữa bệnh này, bà phải phẫu thuật ghép thành mạch từ chân lên cánh tay phải, rồi đến cánh tay trái. Thế nhưng giải pháp đó chỉ giúp bà duy trì được thành mạch trong một thời gian ngắn. Mấy ngày trở lại đây, mỗi lần bà đi chạy thận, khi trở về, thành mạch đều căng phồng, nổi màu xanh tím chực vỡ. Bên cạnh đó, chạy thận xong cơ thể cũng cần được theo dõi xem liệu có phản ứng nào khác thường hay không. Vì vậy, bà Lành phải ở gần bệnh viện để phòng trường hợp khẩn cấp.

Với bà, Tết năm nay cũng giống như 10 năm trước đó, bà đón giao thừa ở Hà Nội, còn lịch chạy thận thì rơi vào đúng mồng Một Tết. Hiện bà vẫn còn nợ 3 tháng viện phí, tới 6 triệu đồng. Gia đình bà Lành chỉ làm nghề nông, kinh tế chỉ trông chờ vào mảnh ruộng, mấy con lợn, con bò và tiền lương của cô con gái lớn đi làm tại công ty, vì vậy 6 triệu đồng là cả một khoản tiền lớn, chưa tính các chi phí sinh hoạt khác như tiền nhà, tiền điện, nước…

Có một dạo, theo chân những bệnh nhân khác trong xóm, bà bán hàng rong trong khuôn viên bệnh viện, kiếm thêm chút thu nhập. Nhưng chẳng lời lãi được là bao, bà lại phải kiếm việc làm thêm, đi giúp việc theo giờ. Rồi tuổi cao sức yếu, người ta chẳng nhận bà làm nữa, bà cũng chẳng thể kham được, vậy là bỏ việc, cuộc sống đã khốn khó nay càng khốn khó hơn. "Bác sĩ bảo tôi phải nghỉ ngơi, không được lao động nặng nhọc. Thôi thì gắng gượng được đến bao giờ thì gắng, đến lúc nào không còn gắng được nữa thì đành buông tay" - bà thở dài.

Trong 10 năm ở Hà Nội đón Tết, cái Tết của năm 2015 có lẽ không bao giờ bà Lành có thể quên được. Chồng mắc bệnh mất sớm, bà quyết định không đi bước nữa mà ở vậy nuôi 2 con gái ăn học. Năm ấy, bà chạy thận vào đúng ca cuối cùng của ngày 29 Tết đến 1giờ sáng ngày 30 mới xong. Đúng lúc đó, bà hay tin con gái bị tai nạn giao thông trên đường lên Hà Nội thăm mẹ, bị chấn thương sọ não nặng phải mổ cấp cứu ngay. Không kịp nghỉ ngơi, bà vội vàng chạy về khu trọ trong cơn mưa tầm tã, dốc hết tiền bạc mang theo rồi bắt xe về Bắc Giang với con. “May mắn là con tôi vẫn còn lành lặn, nhưng di chứng của vụ tai nạn khiến nó mất sức lao động, hiện nay chỉ ở quê trông nhà cho mẹ” - bà quẹt nước mắt, thở dài. Nhắc đến cái Tết đang cận kề, bà bảo, với mình Tết cũng giống như ngày thường mà thôi, ngày nào mà chẳng phải đối mặt với cơm áo gạo tiền, đối mặt với nỗi lo bạo bệnh.

Chia tay bà Lành, chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Tuấn, người được coi là trưởng xóm cũng chính là một bệnh nhân chạy thận 24 năm nay. Anh Tuấn cho biết, "xóm chạy thận" hiện có 124 người, tất cả đều mắc bệnh suy thận nặng, phải lọc máu liên tục để kéo dài sự sống. 124 người là 124 phận đời khác nhau, nhưng đều có hoàn cảnh chung là gia cảnh rất nghèo khó, họ đến từ nhiều tỉnh, thành khác nhau, nhưng thấu hiểu hoàn cảnh của nhau, cùng động viên nhau yêu đời để chữa bệnh.

Một cái Tết nữa lại sắp về, chia tay những bệnh nhân ở "xóm chạy thận", chúng tôi chỉ mong điều ước của bà Tuất sẽ thành hiện thực với bà, và với tất cả bệnh nhân chạy thận nơi đây. Mong họ có sức khỏe ổn định để lại tiếp tục chiến đấu với bệnh tật.

Tags:
3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Pháp luật

Sửa Luật Quảng cáo: rà soát, đối chiếu với các luật để hạn chế chồng chéo
(Tieudung.vn) Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn...
 
TP Hồ Chí Minh: Bắt ca sĩ Quốc Kháng và Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy
(Tieudung.vn) Do có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên ca sĩ Quốc Kháng và Lê Nguyễn...
 
Chuyển Công an điều tra Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn
(Tieudung.vn) Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn bị Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh...

Muôn màu

Cách tập thể dục an toàn ngoài trời
(Tieudung.vn) Thay vì tập luyện trong phòng gym, nhiều người đang chuyển hướng sang các bài tập thể dục...
 
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ không nên vội vàng bỏ cuộc
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Xử Nữ không nên...
 
Căng thẳng mùa deadline cuối năm: Làm gì để giảm stress, giải nhiệt cuộc sống mỗi ngày?
(Tieudung.vn) “Dù công việc gia tăng mỗi ngày nhưng mình có cách giảm stress, thích nghi với deadline gấp...

Du lịch - Ẩm thực

Phở bò Việt Nam lọt top 20 món súp ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất...
 
3 điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
(Tieudung.vn) An toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn...
 
Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế cuối năm
(Tieudung.vn) Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.66622 sec| 892.031 kb