Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Kiên Giang, diện tích rừng trên đảo Phú Quốc có nguy cơ xảy ra các vụ cháy mùa khô năm 2022 khoảng 16.000 ha. Những nguy cơ gây cháy rừng như người dân vào rừng dùng lửa lấy mật ong, nấu nướng, săn bắt động vật rừng, vứt tàn thuốc hút, đốt vườn rẫy, đốt vàng mã… đặc biệt là có tình trạng đối tượng đốt rừng để bao chiếm đất rừng.
Vì vậy, mục đích của kế hoạch này nhằm tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Phát huy vai trỏ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bản thành phố Phú Quốc.
Phú Quốc ra quân hưởng ứng Lễ phát động Phong trào toàn dân tham gia Bảo vệ và phát triển rừng.
Tạo động lực mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ thành phố.
Bên cạnh đó, Thành ủy cũng yêu cầu các hoạt động tuyên truyền phải tổ chức thật sâu rộng, thường xuyên, kịp thời, hiệu quả; bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị, địa phương; phát huy vai của người đứng đầu trong việc chỉ đạo, tham gia các hoạt động tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung vào:
Tổ chức đợt tuyên truyền cao điểm từ nay đến hết tháng 12/2022
- Tuyên truyền Kế hoạch của Tổ Công tác đặc biệt (theo Quyết định số 1397/QĐ-UBND, ngày 07/6/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang) về việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai, lâm nghiệp và xây dựng trên địa bàn thành phố Phú Quốc...
- Phản ánh kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Những kết quả đạt được, sự cổ gắng, nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền địa phương, các ngành chức năng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và trong công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai, lâm nghiệp và xây dựng trên địa bàn.
- Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sức mạnh toàn dân tích cực bảo vệ rừng, tham gia công tác phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai, lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Phú Quốc. Tuyên truyền phát động phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng”...
- Biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về lĩnh vực đất đai, lâm nghiệp .
Mục đích của kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền thường xuyên
Tuyên truyền về các chủ chương, chính sách, quan điểm của Đảng; chiến lược, kế hoạch và các chương trình, đề án của Nhà nước, của cấp uỷ, chính quyền các cấp về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, trách nhiệm của cán bộ , đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi người dân đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng .
Tập trung tuyên truyền triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng;...
- Tuyên truyền về vị trí, vai trò của rừng đối với sự sinh tồn và phát triển của con người; về tác hại của việc vi phạm, xâm hại tài nguyên rừng đối với môi trưởng thiên nhiên và xã hội, cổ vũ lối sống hài hoà, thân thiện với thiên nhiên .
- Tuyên truyền về trách nhiệm và hành động của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của các cấp, các ngành, các đoàn thể, của đăng viên, công chức, viên chức và mỗi người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
- Tuyên truyền các biện pháp quản lý bảo vệ rừng góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đảng bộ thành phố lần thử XII đề ra. Đấy mạnh phát triển phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng” gắn với phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” và thực hiện Quy ước “Bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư ấp, khu phố”; vận động nhân dân thay đổi những hành vi làm ảnh hưởng, thiệt hại đến rừng, gây cháy rừng.
- Thường xuyên tuyên truyền động viên các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng gắn với việc thực hiện các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, đơn vị.Vận động các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ rừng và phối hợp với các ngành chức năng phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, tố giác các hành vi mua, bán đất rừng, đất Nhà nước quản lý; kịp thời khen thưởng, biểu dương, tuyên truyền và nhân rộng các điển hình tiên tiến, điển hình mới trong phong trào toàn dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng nhằm tạo sự lan tỏa và đồng thuận trong nhân dân.
Tổ chức thực hiện gồm các chi, đảng bộ trực thuộc Thành ủy; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố; Ban Tuyên giáo Thành ủy; Ban Dân vận Thành ủy; Phòng văn hoá và Thông tin; Trung tâm văn hoá, Thể thao và truyền thanh.
Các hình thức tuyên truyền chủ yếu như:
1. Tuyên truyền trên trên nền tảng số, internet, cổng thông tin điện tử của thành phố và mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube, ...) bằng hình thức livestream, video, clip, banner ảnh, infographics, biểu ngữ cổ động, tin nhắn,...
2. Tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, đội truyền thông lưu động, loa tay, thông qua hội nghị, sinh hoạt chính trị - xã hội; chú trọng phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở.
3. Tuyên truyền, thông tin, cổ động trên các phương tiện trực quan, như: băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích, ảnh, triển lãm...
4. Tổ chức tuyên truyền trên các ấn phẩm, tài liệu, tờ rơi, tờ gấp... !