Thứ 2, 07/07/2025, 13:27 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Luật hóa mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản, một bước tiến lịch sử

Luật hóa mô hình đồng quản lý nguồn lợi thủy sản, một bước tiến lịch sử
(Tieudung.vn) - Tại Hội nghị Quốc gia về "Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản" mới đây, ông Lê Trần Nguyên Hùng, Vụ trưởng Vụ Bảo tồn, Tổng cục Thủy sản cho rằng: Lần đầu tiên trong lịch sử, mô hình "đồng quản lý" đã được ghi cụ thể trong các quy định, điều luật của Luật Thủy sản sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua. Đây là một sự kiện quan trọng, bởi mô hình đã chứng minh được hiệu quả trong thực tiễn, giúp nguồn lợi thủy sản được bảo vệ, được tái tạo và phát triển bền vững…

Dựa vào dân, trao quyền cho dân quản lý, bảo vệ

Ngày 9/12, Hội nghị Quốc gia về "Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản" đã diễn tổ chức tại TP. , tỉnh Bình Thuận. Chia sẻ cùng các đại biểu, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho rằng: Nguồn lợi thủy sản là nguồn tài nguyên có tái tạo, muốn khai thác một cách có hiệu quả và để các thế hệ sau còn khai thác, ngay từ bây giờ chúng ta phải có những giải pháp cấp bách để bảo vệ, phục hồi và tái tạo, có kế hoạch khai thác, sử dụng nguồn lợi thủy sản một cách hợp lý.

Mô tả ảnh
Hội nghị quốc gia về đồng quản lý nguồn lợi thủy sản tại Bình Thuận.

Trước thực trạng nguồn lợi vô giá này ngày một cạn kiệt, nguồn lực nhà nước hữu hạn, một yêu cầu bức thiết đã được đặt ra: Làm sao phát huy được quyền của các tổ chức cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản?

Mô hình "đồng quản lý" ra đời từ yêu cầu bức thiết ấy!

"Đồng quản lý", nói một cách dễ hiểu là nhà nước quyền và trách nhiệm với tổ chức cộng đồng tự nguyện tham gia quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trong đó, các thành viên tự có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và giao quyền quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại khu vực địa lý xác định.

Về quyền và trách nhiệm của tổ chức cộng đồng, Vụ trưởng Lê Trần Nguyên Hùng nói: Theo quy định mới thì ngư dân có đến 6 quyền, nhiều hơn quyền của nhà nước (4 quyền). Lần đầu tiên, người dân đân được trao rất nhiều quyền, cụ thể như: Tổ chức nuôi trồng, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thậm chí là phát triển du lịch , các hoạt động khác có gắn với thủy sản, nguồn nước...

Trên cơ sở đó, người dân có thể tự ban hành quy chế, phương án bảo vệ, quy định mùa vụ, thời gian khai thác, kích cỡ mắt lưới, số lượng, sản lượng cho phép khai thác ở vùng đó… Từ đây, cộng đồng sẽ cùng nhà nước thực hiện mục tiêu tối thượng: Nguồn lợi được bảo vệ, được tái tạo, phát triển một cách bền vững, sinh kế của cộng đồng được tăng lên từng ngày.

Bài học từ mô hình đồng quản lý sò lông Thuận Quý

Mô hình đồng quản lý đã được các tỉnh Bến Tre, Thừa Thiên-Huế, Bình Thuận… triển khai và mang lại hiệu quả, giúp giảm chi phí quản lý cho nhà nước, phát huy dân chủ cơ sở trong cộng đồng ngư dân ven biển.

Bình Thuận là một trong ba ngư trường trọng điểm của cả nước, có nguồn lợi thủy sản rất phong phú. Riêng xã Thuận Quý ở ven biển huyện Hàm Thuận Nam cũng có nhiều nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là sò lông mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sau bao năm khai thác mà không có kế hoạch bảo vệ, nguồn lợi này dần cạn kiệt. Được sự hỗ trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu, Hội nghề cá tỉnh Bình Thuận và UBND huyện Hàm Thuận Nam đã triển khai Dự án “Xây dựng mô hình thí điểm đồng quản lý sò lông" tại Thuận Quý từ tháng 1/2015. 

Sau ba năm, mô hình đồng quản lý hiện đã thu hút sự tham gia của trên 50 hộ gia đình ngư dân. Theo các khảo sát, đánh giá, mô đã giúp nguồn lợi sò lông được phục hồi, với mật độ và kích cỡ tăng nhanh, đạt khoảng 150 con/m2. Bên cạnh đó, đã xuất hiện trở lại nguồn lợi quý giá khác như tôm hùm con, cá ngựa, mực… trong vùng nước cộng đồng được giao quản lý, bảo vệ.

Mô tả ảnh
Thứ trưởng Vũ Văn Tám  trao đổi với bà con và các chuyên gia tại bờ biển xã Thuận Quý.

Các ngư dân đã chủ động chia sẻ với báo chí rằng: Trước đây, tình trạng "ngư tặc" từ các vùng khác tới sử dụng giã cào vào khai thác, tận diệt nguồn lợi thủy sản ven bờ. Nay bà con được cùng chính quyền, ngành chức năng giám sát, phát hiện vi phạm, giã cào không dám vào nữa… Đối với lo lắng về tình trạng "cướp sò", "cướp nghêu" như đã từng xảy ra ở một số tỉnh ĐBSCL, bà con ngư dân Thuận Quý cho biết họ không lo. Theo đó, khi nhận "đồng quản lý", bà con hiểu rõ không phải là nhận mặt nước, mà nhận quyền khai thác, bảo vệ vùng nước có nguồn lợi thủy sản. Đặc biệt, bất cứ ai muốn khai thác cũng phải chấp hành từng quy định về mùa vụ, thời gian, số lượng, sản lượng cho phép khai thác...

Từ thành công ở Thuận Quý, ông Lê Trần Nguyên Hùng cho biết: Cả nước có 18 địa phương thực hiện thí điểm đồng quản lý, mỗi mô hình có đối tượng, phạm vi, cách thức khác nhau nhưng đều mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, các vùng biển thực hiện thí điểm bản thân đã là các bãi đẻ, bãi giống, vùng đa dạng sinh thái nhưng bị khai thác cạn kiệt. “Nếu người dân nhận thức được và thực hiện tốt việc tái tạo, bảo vệ, thay đổi nhận thức, tư duy đánh bắt, môi trường tại các vùng biển này sẽ nhanh chóng phục hồi, đem lại nguồn lợi vô cùng lớn”, ông Hùng tin tưởng.

Ninh Giang

Về việc ban hành Nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Thủy sản sửa đổi, các Thông tư liên quan tới nội dung về đồng quản lý…, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết: Trước khi Luật Thủy sản có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, Bộ NN-PTNT sẽ tập trung xây dựng các văn bản hướng dẫn chi tiết, sẽ có tham vấn cộng đồng ngư dân, có tổng kết sâu những mô hình đã thành công, kể cả những khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ bằng những văn bản hướng dẫn… "Trong khi chờ đợi Luật Thủy sản sửa đổi có hiệu lực, các địa phương đã có mô hình đồng quản lý hiệu quả, phù hợp rồi, cứ thế phát huy, nhân rộng", Thứ trưởng Vũ Văn Tám nói.…
Tags:
4.4 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Pháp luật

Tham gia nhóm Pickleball trên mạng, người phụ nữ bị lừa đảo hơn 2,1 tỷ đồng
(Tieudung.vn) Công an TP Hà Nội vừa phát đi cảnh báo về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản...
 
Giả danh Cục Đăng kiểm để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
(Tieudung.vn) Cục Đăng kiểm cho biết thời gian gần đây đơn vị tiếp tục nhận được phản ánh của...
 
Bộ Công an chỉ đích danh 2 doanh nghiệp buôn bán hàng giả lên tới 11.000 tỷ đồng
(Tieudung.vn) Từ đầu năm đến nay, Bộ Công an đã khởi tố hàng trăm bị can, thu giữ lượng...

Muôn màu

Tử vi ngày 7/7/2025 của 12 cung hoàng đạo: Song Ngư đừng nóng vội
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ hai ngày 7/7/2025 của 12 cung hoàng đạo, Song Ngư đừng nóng...
 
Lịch âm 7/7 chính xác nhất, lịch vạn niên ngày 7/7/2025: Việc nên và không nên làm?
(Tieudung.vn) Xem lịch âm hôm nay 7/7/2025? Lịch vạn niên 7/7/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu, việc nên...
 
Tử vi ngày 6/7/2025 của 12 cung hoàng đạo: Nhân Mã có tin vui về tiền bạc
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Chủ nhật ngày 6/7/2025 của 12 cung hoàng đạo, Nhân Mã thời gian...

Du lịch - Ẩm thực

Huế có thêm 2 Di sản Văn hóa phi vật thể được ghi danh
(Tieudung.vn) Ngày 5/7, thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao TP Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao...
 
Loạt món ăn Việt xuất hiện trên tạp chí National Geographic Traveller
(Tieudung.vn) Phở, cơm tấm, bánh xèo, bánh mì, chè... là một trong những món ăn Việt vừa được tạp...
 
Đà Lạt lọt top 5 điểm đến tiết kiệm hàng đầu châu Á mùa hè 2025
(Tieudung.vn) Nền tảng du lịch kỹ thuật số Agoda vừa công bố danh sách các điểm đến tiết kiệm...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.07572 sec| 884.578 kb