Thứ 6, 22/11/2024, 13:16 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Huyện Tuy Đức, Đắk Nông: Cho phép "tận dụng củi" hay phá rừng trá hình?

Huyện Tuy Đức, Đắk Nông: Cho phép "tận dụng củi" hay phá rừng trá hình?
(Tieudung.vn) - Vụ lợi dụng việc cắt dọn, tận thu cây thông chết rồi phá rừng tại xã Đắk R’Tih, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông diễn ra từ cuối 2017 vẫn còn nhức nhối trong dư luận. Cũng bởi tới nay, nghi vấn tiêu cực, lạm quyền, vượt quyền của lãnh đạo địa phương trong quản lý, bảo vệ rừng còn chưa được minh bạch.

Đường đi của văn bản cho "cắt dọn, tận dụng củi" ở hơn 15ha rừng

Theo tin từ TTXVN, ngày 10/8/2010, UBND huyện Tuy Đức đã ban hành Quyết định giao 1198,7 ha rừng và đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư bon Bu Koh quản lý, bảo vệ. Hàng năm, đồng bào được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng.

Tới 15/8/2017, Ban Quản lý rừng cộng đồng bon Bu Koh có Tờ trình gửi UBND huyện Tuy Đức, UBND xã Đắk R’Tih, xin được cắt dọn và tận dụng củi trên những diện tích rừng thông bị chết (gồm 3 vị trí có cây bị chết tập trung, diện tích gần 16 ha với 2.228 cây thông và hơn 1.000 cây thông chết rải rác, ngã đổ tại các tiểu khu) để trồng lại rừng.

Mô tả ảnh
Thông bị cưa hạ, cắt khúc nằm ngổn ngang tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông. Ảnh: TTXVN.

Tiếp đó, ngày 21/8/2017, UBND xã Đắk R’Tih có Tờ trình gửi UBND huyện Tuy Đức để xin dọn dẹp những cây thông bị chết tại rừng do cộng đồng bon Bu Koh quản lý.

Đến 18/9/2017, UBND huyện Tuy Đức có Văn bản số 1334/UBND- VP đồng ý cho Cộng đồng bon Bu Koh cắt dọn, tận dụng củi thông đã chết, dọn dẹp thực bì trên diện tích 15,4 ha tại lô 4, khoảnh 3, tiểu khu 1502 và các lô 4, 7, 13, 17, khoảnh 7, tiểu khu 1491. Đồng thời, huyện giao UBND xã Đắk R’Tih kiểm tra, giám sát, theo dõi quá trình cắt dọn, tận dụng củi thông và nghiệm thu theo kiến nghị của cộng đồng bon Bu Koh; việc thực hiện các nội dung trên cho UBND huyện thông qua Hạt Kiểm lâm huyện Tuy Đức.

Sau khi được UBND huyện Tuy Đức đồng ý cho phép "cắt dọn, tận dụng củi thông đã chết, dọn dẹp thực bì..." trên diện tích rừng lên tới 15,4ha, cộng đồng bon Bu Koh, đại diện là ông Hà Văn Hùng (bên A) đã ký hợp đồng với ông Trần Tiến Dũng (bên B) cùng xã Đắk R’Tih tiến hành dọn rừng, khai thác, tận thu thông chết (hợp đồng không có số, ngày, tháng ký và căn cứ các quy định pháp luật).

Và từ văn bản của UBND huyện Tuy Đức, các đối tượng đã cưa hạ hàng trăm cây thông sống và khai thác ra ngoài phạm vi cho phép. Theo kiểm đếm chưa đầy đủ của cơ quan chức năng, gần 400 cây thông đã bị cưa hạ, trong đó gần 130 gốc tươi, đường kính từ 20-50cm. Ngoài số lượng đã được vận chuyển đi tiêu thụ, tại hiện trường còn khoảng 130m3 gỗ.

Đáng chú ý, theo người dân địa phương, việc khai thác thông đã diễn ra suốt 3-4 tháng, có xe tải vào bốc gỗ hàng ngày… Đặc biệt, họ đã nhiều lần phản ánh nhưng chính quyền, ngành chức năng không có biện pháp để ngăn chặn kịp thời (!?).

UBND huyện có được giao quyền cho phép tận thu lâm sản?

Từ tháng 6/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp thông tin: Chính phủ tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên, không chuyển 2,25 triệu ha từng tự nhiên còn lại sang mục đích khác kể cả các được phê duyệt, trừ các dự án liên quan đến quốc phòng, ; không có chủ trương chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp.

Tuyên bố đóng cửa rừng của người đứng đầu Chính phủ nhận được sự ủng hộ to lớn, đã khiến việc quản lý, khai thác rừng được siết chặt hơn bao giờ hết.

Mô tả ảnh
Hàng ngàn ha rừng bị gãy đổ phải nằm chờ UBND tỉnh cho phép tận thu. Ảnh: Báo Khánh Hòa.

Tiêu biểu là tỉnh Khánh Hòa.

Năm 2017, cơn bão số 12 đã khiến gần 27.300ha rừng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bị thiệt hại, số lượng cây ngã đổ không được tận thu rất lớn, gây lãng phí, cản trở công tác phòng, chống cháy rừng.

Theo lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm địa phương, một khi chưa có quyết định cho phép của UBND tỉnh thì toàn bộ rừng gãy đổ do bão vẫn tiếp tục phơi nắng. Các doanh nghiệp bị thiệt hại, trong đó có Công ty TNHH Lâm sản Khánh Hòa đã cho biết: Chỉ Khi UBND tỉnh có quyết định cho phép, sẽ tiến hành ngay việc tận thu để nộp ngân sách; thu gom nguồn vật liệu cháy ra khỏi rừng.

UBND tỉnh Khánh Hòa đã xác định rằng, việc giám định thiệt hại rừng sau bão cần khẩn trương nhưng phải chặt chẽ, đảm bảo đúng quy định; chỉ thanh lý, tận thu những diện tích không có khả năng phục hồi.

Sự chặt chẽ ấy là không thừa trong bối cảnh rừng bị trục lợi, tàn phá nặng nề suốt hàng chục năm qua, là cách để UBND tỉnh Khánh Hòa ủng hộ quyết tâm của Chính phủ, khẳng định không có "khuất tất" trong các chủ trương liên quan tới khai thác, tận thu lâm sản.

Ở Khánh Hòa, các cơ quan, doanh nghiệp phải đợi chờ UBND tỉnh kiểm tra, rà soát rồi cho chủ trương, thì tại Đăk Nông, quy trình cho phép cắt dọn, tận thu lầm sản lại chỉ "nhanh - gọn - lẹ" khi thẩm quyền nằm ở cấp huyện (!?).

Như vụ phá rừng cộng đồng, chỉ từ đề xuất của Ban Quản lý rừng cộng đồng bon Bu Koh, UBND xã Đắk R’Tih vào 21/8/2017 có tờ trình gửi UBND huyện. Tới 18/9/2017, UBND huyện Tuy Đức ra văn bản đồng ý cho cắt dọn, tận dụng củi thông đã chết... trên diện tích 15,4 ha rừng.

Quy trình cho phép dọn dẹp, tận thu lâm sản từ cấp xã lên cấp huyện tại Đăk Nông diễn ra "thần tốc" chỉ trong 27 ngày. Và rồi trước, sau vụ việc rừng cộng đồng Tuy Đức, có bao nhiêu cây rừng bị tàn phá theo cách ấy?

Dấu hiệu vượt quyền, khuất tất trong phối hợp quản lý bảo vệ rừng

Trong vụ phá rừng tại Tuy Đức, có một chi tiết rất "lạ" về sự "phối hợp" vốn dĩ phải chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Ngọc Long, Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức nói: Sau khi tiếp nhận thông tin phá rừng, UBND huyện đã chỉ đạo Hạt Kiểm lâm báo cáo về vụ việc đến các cơ quan chức năng liên quan để điều tra, xử lý (!?).

Mô tả ảnh
Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức Nguyễn Ngọc Long - Ảnh: Báo Đăk Nông.

Là bởi, trong văn bản 1334/UBND- VP về đồng ý cho cắt dọn, tận dụng củi thông, UBND huyện Tuy Đức đã giao UBND xã Đắk R’Tih kiểm tra, giám sát, theo dõi quá trình cắt dọn, tận dụng củi thông và nghiệm thu; báo cáo việc thực hiện cho UBND huyện thông qua Hạt Kiểm lâm huyện Tuy Đức.

Tuy vậy, nói với TTXVN, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Tuy Đức cho rằng: Trước khi Công an vào cuộc điều tra, ông không nắm được thông tin cắt hạ thông tại rừng do cộng đồng bon Bu Koh quản lý. Trước đó, Hạt Kiểm lâm không nhận được báo cáo bằng văn bản, qua , trong các cuộc họp với Kiểm lâm địa bàn hoặc các đơn vị khác về tình hình cắt dọn, tận dụng củi thông… (!?)

Khi Hạt Kiểm lâm huyện nói không nghe, không biết, không thấy…, còn Chủ tịch UBND huyện "chỉ đạo Hạt kiểm lâm báo cáo", đã khiến dư luận thêm hoài nghi: Có không việc UBND huyện Tuy Đức "bỏ qua" yêu cầu thông tin, phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện (cơ quan chịu trách nhiệm chính về quản lý, bảo vệ rừng) mà chỉ làm việc trực tiếp với cấp xã?

Tới thời điểm hiện tại, VKSND tỉnh Đăk Nông đã phê chuẩn lệnh bắt tạm giam để điều tra hành vi "nhận hối lộ" đối với ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Đắk R’Tih.

Dư luận đồng tình, kỳ vọng với cuộc chiến chống tiêu cực, tham nhũng mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đăk Nông đang thực hiện. Tuy nhiên, trong vụ phá rừng đặc biệt nghiêm trọng tại Tuy Đức nói trên, các khúc mắc về thẩm quyền cho phép cắt dọn, tận thu lâm sản của Chủ tịch UBND huyện; dấu hiệu vượt quyền, thiếu trách nhiệm trong quản lý, phối hợp quản lý bảo vệ rừng của UBND huyện Tuy Đức vẫn chưa được điều tra làm rõ và công khai trước công luận (!?).

Tieudung.vn sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Tags:
https://bnews.vn/can-som-dieu-tra-xu-ly-nghiem-viec-pha-rung-cong-dong-o-dak-nong/75215.html
4.7 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Pháp luật

Sửa Luật Quảng cáo: rà soát, đối chiếu với các luật để hạn chế chồng chéo
(Tieudung.vn) Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn...
 
TP Hồ Chí Minh: Bắt ca sĩ Quốc Kháng và Chủ tịch Mỹ Châu Pharmacy
(Tieudung.vn) Do có hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nên ca sĩ Quốc Kháng và Lê Nguyễn...
 
Chuyển Công an điều tra Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn
(Tieudung.vn) Phòng khám Đa khoa Y học Sài Gòn bị Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh...

Muôn màu

Cách tập thể dục an toàn ngoài trời
(Tieudung.vn) Thay vì tập luyện trong phòng gym, nhiều người đang chuyển hướng sang các bài tập thể dục...
 
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo: Xử Nữ không nên vội vàng bỏ cuộc
(Tieudung.vn) Tử vi hàng ngày Thứ sáu ngày 22/11/2024 của 12 cung hoàng đạo, Xử Nữ không nên...
 
Căng thẳng mùa deadline cuối năm: Làm gì để giảm stress, giải nhiệt cuộc sống mỗi ngày?
(Tieudung.vn) “Dù công việc gia tăng mỗi ngày nhưng mình có cách giảm stress, thích nghi với deadline gấp...

Du lịch - Ẩm thực

Phở bò Việt Nam lọt top 20 món súp ngon nhất thế giới
(Tieudung.vn) Món phở bò của Việt Nam tiếp tục ghi danh trong danh sách 20 món súp ngon nhất...
 
3 điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
(Tieudung.vn) An toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong ngành kinh doanh dịch vụ ăn...
 
Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế cuối năm
(Tieudung.vn) Chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.28826 sec| 897.242 kb