Người lao động vẫn có thể đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp. Ảnh: Bảo hiểm xã hội
Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Việc làm và văn bản hướng dẫn thì thời hạn giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp là 20 ngày làm việc, kể từ ngày Trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm và văn bản hướng dẫn thì thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày người lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP thì người lao động đã hưởng ít nhất 1 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu và gửi Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Để hoàn tất hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghệp, người lao động không cần phải giao dịch trực tiếp tại Trung tâm dịch vụ việc làm. Ảnh: diendandoanhnghiep.vn
Hướng dẫn nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp trong thời gian giãn cách
Hiện tại nhiều NLĐ đang ở khu vực bị phong tỏa, giãn cách xã hội do dịch Covid-19, nên kkhông thể trực tiếp làm các giấy tờ nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp, và được hướng dẫn nộp hồ sơ qua bưu điện cũng là một khó khăn.
Trường hợp này liệu NLĐ có thể làm thủ tục online, và cơ quan chức năng có thể lùi thời gian nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp?
Theo quy định về hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 thì hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:
Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp; Sổ bảo hiểm xã hội; Bản chính hoặc bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ).
Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm và văn bản hướng dẫn thì trong thời hạn 3 tháng kể ngày chấm dứt HĐLĐ, NLĐ chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi NLĐ muốn nhận trợ cấp.
Từ 1/4/2020 đến khi công bố hết dịch, Người lao động có thể làm thủ tục gián tiếp (gửi thư điện tử, fax, qua đường bưu điện,...)mà không phải xin xác nhận của UBND xã, phường thị trấn về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn. Ảnh: VGP
Theo Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015, thì NLĐ phải trực tiếp nộp hồ sơ đề cho Trung tâm dịch vụ việ làm, hoặc ủy quyền cho người khác, hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện (áp dụng đối với trường hợp sau: Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn).
Theo Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó cho phép NLĐ được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng được thực hiện dưới hình thức gián tiếp (gửi thư điện tử, fax, qua đường bưu điện,...) trong thời gian từ ngày 1/4/2020 đến khi công bố hết dịch mà không phải xin xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.
Hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đang nghiên cứu, đề xuất phương án để NLĐ nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua Cổng dịch vụ công quốc gia nhằm tạo điều kiện cho người lao động trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.