Người dân TP Hồ Chí Minh gặp khó khăn, vướng mắc trong công tác đăng ký, quản lý cư trú, cấp, quản lý căn cước công dân hoặc đã liên hệ công an địa phương mà chưa được hãy phản ánh đường dây nóng 0693.187.111.15.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Ngoài ra, người dân có thông tin cần cung cấp liên quan đến những người yếu thế có thể gọi 3 đường dây nóng sau:
1. Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em: 111 (gọi 24/24 hoàn toàn miễn phí)
2. Số điện thoại Trung tâm hỗ trợ xã hội TP Hồ Chí Minh: 02835533258 (24/24)
3. Trung tâm Công tác xã hội- giáo dục dạy nghề thiếu niên TP: 1900545559 (24/24)
Từ ngày 1/7, Luật Căn cước có hiệu lực pháp luật với nhiều điểm mới so với Luật Căn cước công dân năm 2014.
Việc thay đổi mẫu thẻ căn cước không tác động đến những người đã được cấp thẻ căn cước. Những thẻ đã được cấp vẫn có giá trị như trong thời hạn sử dụng được ghi trên thẻ.
Công tác cấp thẻ bảo đảm tính riêng tư cho công dân khi thông tin sinh trắc học về vân tay được lưu trữ bảo mật trong chíp điện tử, tạo điều kiện cho người gốc Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận căn cước nhằm đảm bảo quyền công dân.
Việc cấp đổi thẻ căn cước khi có thay đổi thông tin về nơi cư trú được thực hiện theo nhu cầu của công dân (không bắt buộc). Công dân có thể lựa chọn việc tích hợp thông tin vào căn cước công dân điện tử (đây là tiện ích miễn phí trên ứng dụng VNeID) để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại khác mà không phải cấp đổi thẻ căn cước.
Việc cấp lại thẻ căn cước được thực hiện trực tuyến qua cổng dịch vụ công đem lại thuận lợi tối đa cho công dân.